Từ trước đến nay vấn đề thừa kế luôn là một vấn đề dân sự được rất nhiều người quan tâm. Bởi sự quan trọng của nó trong chính cuộc sống hằng ngày; mà pháp luật đã có những quy định chi tiết về vấn đề này. Nếu như chỉ là vấn đề thừa kế trong nước thì các thủ tục đã được quy định rõ ràng và cũng dễ thực hiện. Còn đối với trường hợp thừa kế nhưng có yếu tố nước ngoài thì sẽ được thực hiện thế nào? Thủ tục có giống như thừa kế trong nước. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiều quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế có yếu tố nước ngoài qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?
Thừa kế có yếu tố nước ngoài theo luật dân sự 2015 là quan hệ thừa kế có ít nhất một bên chủ thể là cá nhân; pháp nhân nước ngoài; căn cứ xác lập, thay đổi; chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài; tài sản thừa kế ở nước ngoài.
Quan hệ thừa kế này được căn cứ vào các yếu tố sau:
- Các bên tham gia quan hệ thừa kế (có thể một hoặc hai bên) là người nước ngoài; pháp nhân nước ngoài;
- Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản ở nước ngoài;
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh; thay đổi; chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài; theo pháp luật nước ngoài.
Theo khoản 1, Điều 680 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
Các vấn đề về nội dung của di chúc; thời điểm mở thừa kế; di sản thừa kế,… đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Quy định này cũng được áp dụng tương tự với trường hợp thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài về cơ bản được thực hiện theo thủ tục thừa kế chung.
Những người thừa kế; người quản lý di sản xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế; pháp luật áp dụng trong từng trường hợp để tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế.
Trong trường hợp có người thừa kế đang ở nước ngoài; trước tiên, người ở nước ngoài phải làm thủ tục ủy quyền nhận di sản thừa kế cho người được ủy quyền tại Việt Nam.
Việc ủy quyền được chứng thực tại Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống.
Trong Giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền gồm thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế,…
Sau khi có Giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.
Sau đó, những người hưởng thừa kế cần thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản mà mình được thừa kế theo quy định của pháp luật.
Mời bạn đọc xem thêm
- Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
- Thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất năm 2021
- Người nước ngoài có được hưởng thừa kế đất theo di chúc không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (theo mẫu trên).
Giấy tờ tùy thân (CMND hoặc hộ chiếu).
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản.
Các giấy tờ khác liên quan mà theo quy định của pháp luật phải có: Giấy khai sinh, Giấy chứng tử…
Đối với việc thừa kế theo di chúc mang yếu tố nước ngoài; Bộ luật dân sự quy định như sau:
– Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân
– Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
Nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc; nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.