Vốn điều lệ là một trong những cơ sở khẳng định vị thế của doanh nghiệp; trong một thị trường nhất định. Việc có số vốn điều lệ lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp có một vị thế thuận lợi hơn; trong việc giao kết hợp đồng; cũng như tạo được uy tín trong mắt khách hàng. Bởi vậy, rất nhiều doanh nghiệp, khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh; cũng như phát triển lớn mạnh thì việc tăng vốn điều lệ doanh nghiệp; hết sức được chú trọng. Qua bài viết này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật về vốn điều lệ của doanh nghiệp; cũng như những ảnh hưởng mà vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý
Vốn điều lệ là gì ?
Theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020; thì vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu của công ty đã góp hay cam kết góp; khi thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; hay là tổng mệnh giá cổ phần đã được bán hoặc là được đăng ký mua; khi thành lập đối với công ty cổ phần.
Doanh nghiệp có thể thực hiện việc góp vốn điều lệ dưới nhiều hình thức, tài sản khác nhau như: Tiền, giấy tờ có giá hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu được các thành viên còn lại đồng ý về việc góp vốn.
Các hình thức tăng vốn điều lệ doanh nghiệp
Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp là một trong những điều cần thiết; nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp. Trong đó, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp; mà mỗi loại sẽ có cách thức huy động vốn, hay nói cách khác là tăng vốn điều lệ khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với công ty cổ phần:
Với doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; sẽ là loại hình có nhiều ưu thế nhất trong việc huy động vốn; bởi tính chất không hạn chế số cổ đông, cũng như các hình thức đa dạng; cụ thể, doanh nghiệp là công ty cổ phần có thể tăng vốn theo các hình thức sau:
- Chào bán cho những cổ đông hiện hữu;
- Chào bán cổ phần ra công chúng;
- Hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ.
Đối với Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên, có thể thực hiện việc tăng vốn điều lệ; cho doanh nghiệp của mình thông qua các phương thức như:
- Chủ sở hữu công ty thực hiện góp thêm vốn;
- Huy động thêm vốn góp từ người mới bằng cách chuyển từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần; hoặc công ty TNHH 2 thành viên; từ đó có thể tiến hành việc chào bán cổ phần hoặc huy động thêm vốn từ các thành viên khác.
Đối với Công ty TNHH 2 thành viên
- Tăng vốn góp từ các thành viên góp vốn; tuy nhiên việc này sẽ có những hạn chế nhất định bởi số lượng tối đa thành viên của doanh nghiệp
- Tiếp nhận thêm các thành viên mới;
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần để thực hiện phát hành và chào bán cổ phần.
Đối với Công ty hợp danh:
- Thành viên hợp danh tăng vốn góp của mình;
- Tiếp nhận thêm các thành viên hợp danh hoặc là thành viên góp vốn mới.
Ảnh hưởng của việc tăng vốn điều lệ đến doanh nghiệp
Tăng vốn điều lệ công ty sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành tăng vốn thì doanh nghiệp cần lưu ý kỹ; những ưu nhược điểm của việc này để có những quyết định phù hợp
Những điểm tác động tích cực
Thực hiện tăng vốn điều lệ công ty sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như là:
- Củng cố thêm tiềm lực tài chính, góp phần tạo cơ hội phát triển hơn trong quá trình hoạt động và hợp tác kinh doanh.
- Tạo được uy tín trong mắt khách hàng cũng như đối tác; đồng thời gia tăng hạn mức có thể được vay vốn từ ngân hàng
- Là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh
Những rủi ro khi tăng vốn điều lệ
Bên cạnh những lợi ích, tăng vốn điều lệ cũng tiềm tàng nhiều rủi ro như:
- Việc phát cổ phần ra công chúng có thể sẽ gặp rủi ro sụt giảm; trong một số trường hợp nhất định
- Tăng vốn điều lệ đồng thời sẽ tăng nghĩa vụ chịu trách nhiệm của tất cả thành viên trong công ty; điều này sẽ là rủi ro nếu công ty phát sinh các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính; cần thanh toán trong quá trình hoạt động của công ty.
- Bên cạnh việc tạo được niềm tin với khách hàng; giúp dễ dàng giao kết với các đối tác lớn nhưng nếu công ty của bạn không có đủ khả năng để thực hiện hợp đồng; thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Doanh nghiệp lên tiến hành việc tăng vốn điều lệ khi nào ?
Căn cứ Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020; thì doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau:
- Khi công ty tiếp nhận thêm số vốn góp từ thành viên mới.
- Khi thực hiện tăng vốn góp từ thành viên hiện tại.
Trong trường hợp khi tăng vốn góp từ thành viên thì mức vốn góp đã tăng thêm sẽ được thực hiện phân chia; dựa vào tỷ lệ vốn góp của thành viên. Nếu thành viên nào không có nhu cầu tăng vốn thì có thể thực hiện chuyển nhượng; về quyền góp thêm của chính mình cho người khác.
Khi thành viên không đồng ý quyết định tăng vốn điều lệ thì có thể không thực hiện góp thêm vốn. Đối với trường hợp này thì phần vốn dự định góp thêm của thành viên đó sẽ được phân chia cho những thành viên còn lại căn cứ vào tỉ lệ tương ứng của các thành viên này trừ khi có thỏa thuận khác giữa các thành viên.
Việc tăng vốn điều lệ doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thực hiện việc tăng vốn thì doanh nghiệp cần thực sự cân nhắc để tránh được những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Quy định của pháp luật về tăng vốn điều lệ doanh nghiệp “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Do tài sản, của doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu doanh nghiệp không tách bạch, vì vậy doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tăng vốn của mình thông qua việc tăng vốn của chủ sở hữu. Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân còn có thể tiến hành việc chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần hoặc các loại hình khác có tư cách pháp nhân để huy động vốn
Phát hành trái phiếu là một hình thức tăng vốn điều lệ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu sẽ đem lại khá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, khi đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.