Chào Luật sư X, tôi năm nay 35 tuổi hiện đang làm việc tại một công ty ở Long An. Sắp tới công ty tôi chuẩn bị ký một dự án có quy mô lớn. Tuy nhiên, bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh từ ngân hàng. Sau khi tìm hiểu các quy định thì tôi thấy có phát sinh phí bảo lãnh ngân hàng. Tôi có tìm hiểu về bảo lãnh ngân hàng nhưng chưa nắm rõ quy định về phí bảo lãnh cũng như quy trình bảo lãnh. Cho tôi hỏi quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và phí bảo lãnh ngân hàng? Xin được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là bảo lãnh ngân hàng?
Căn cứ Khoản 18 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận”.
Phí bảo lãnh ngân hàng là gì?
Trong giao dịch thương mại sẽ luôn tồn tại hai chủ thể chính là bên mua và bên bán. Mối quan hệ này vẫn diễn ra ổn định cho đến một ngày các chủ thể tham gia nhận thấy các vấn đề bất ổn phát sinh xảy ra nghi ngờ giữa các chủ thể với nhau dẫn đến rủi ro mất hàng hóa, chất lượng hàng hóa không ổn định như trước hoặc mất tiền hàng khi cọc trước, nguồn vốn kinh doanh bị chiếm dụng,…vv. ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một bên thứ ba được ra đời để giải quyết các lo lắng, không tin tưởng nhau của các chủ thể, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên nhất là giai đoạn ban đầu gọi là bảo lãnh. Và phí bảo lãnh là loại chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng khi tham gia dịch vụ này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp được các chi phí đã bỏ ra của ngân hàng đã tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể gánh chịu. Nói cách khác, nếu xét bảo lãnh dưới góc độ là một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh được gọi là giá cả phải trả của dịch vụ đó.
Các hình thức bảo lãnh ngân hàng
Căn cứ Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Các hình thức bảo lãnh ngân hàng bao gồm:
– Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng.
Theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng.
– Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng.
Theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
– Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh.
Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào?
Phần phí bảo lãnh, phí chuyển tiền… các bạn có thể hạch toán như sau:
– Nợ TK 6427 – Tài khoản 6425 – Thuế, các chi phí và lệ phí: Phản ánh lên các chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê nhà đất,… và các khoản phí, lệ phí khác (Những khoản phí, lệ phí nộp vào Ngân sách Nhà nước mới sử dụng TK 6425)
– Nợ TK 133
– Có TK 1121
Quy trình bảo lãnh ngân hàng gồm những gì?
Quy trình bảo lãnh ngân hàng trải qua 6 bước, gồm có:
Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng
Bước 2: khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng. Hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh; Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ mục đích; Hồ sơ tài chính kinh doanh và Hồ sơ tài sản bảo đảm.
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh.
Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng. Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo.
Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhân nợ..
Cần nhớ rằng Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng (bên được Bảo lãnh); Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)
Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.
Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)
Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, tổ chức tín dụng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của của bên được bảo lãnh. Tổ chức tín dụng áp dụng biện pháp cần thiết để thu hồi nợ như phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện…
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định của pháp luật về phí bảo lãnh ngân hàng” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Ly hôn nhanh Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN Chủ thể trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm:
– Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh.
Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
– Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
– Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
– Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
– Bên xác nhận bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
– Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân sau:
Trong bảo lãnh ngân hàng (trừ bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh), khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh;
Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh;
Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh, khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh là bên bảo lãnh.
Căn cứ Điều 14 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định như sau:
– Thỏa thuận cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.
– Để thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng ký thỏa thuận cấp bảo lãnh.
Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.