Ngày nay, với sự phát triển của y học, nhu cầu phẫu thuật ghép bộ phận cơ thể ngày càng nhiều. Do đó, hành động hiến xác, bộ phận cơ thể có ý nghĩa rất quan trọng, giúp duy trì sự sống cho nhiều người bệnh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hiến xác? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về quyền hiến xác
Căn cứ Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định:
Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; thì có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế hay mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi; thì có quyền đăng kí hiến xác vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
- Các nguyên tắc trong việc hiến xác
Căn cứ Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định các nguyên tắc trong việc hiến xác như sau:
+ Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
+ Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
+ Không nhằm mục đích thương mại.
+ Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Quy định về điều kiện hiến xác
Căn cứ Điều 22 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống như sau:
+ Người chết có thẻ đăng ký hiến xác: Người chết trước đó đã tự nguyện đăng kí hiến xác; đã được cấp thẻ đăng ký hiến xác. Và phải từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Người chết không có thẻ đăng ký hiến xác: thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ; hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
+ Ngoài ra, trường hợp người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng; và có giấy chứng tử do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp. Thì cơ sở y tế tiếp nhận và bảo quản xác để phục vụ mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
Thủ tục đăng ký hiến xác
Căn cứ Điều 19 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định thủ tục đăng ký hiến xác như sau:
Bước 1: Trình bày nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể tại cơ sở y tế
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có nguyện vọng hiến xá; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Họ cần liên lạc với cơ sở y tế bất kì; để bày tỏ nguyện vọng của bản thân.
Cơ sở y tế tiếp nhận thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người.
Sau đó, cơ sở y tế tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến. Cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến là cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học có đủ điều kiện về cơ sở vật chất bảo quản xác, trang thiết bị, nhân sự và có phòng tưởng niệm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bước 2: Kê khai các thông tin và nhận thẻ đăng ký hiến xác
Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác; cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
+ Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác
+ Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn. Mẫu đơn đăng ký hiên xác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
+ Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.
Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
Quyền lợi của người hiến xác
Căn cứ Điều 25 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định thủ tục đăng ký hiến xác như sau:
Điều 25. Tôn vinh người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác
Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Hiến xác là nghĩa cử cao đẹp, tạo cơ hội cứu sống nhiều người, phát triển nền y học. Do đó, người hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân; theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hằng năm, cơ quan tiếp nhận sẽ tôn vinh; tổ chức các lễ tri ân trang trọng và thiêng liêng nhằm tôn vinh những người đã hiến thi hài cho khoa học.
Ngoài ra, người hiến xác được khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người; hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng xác. Sau đó, được tổ chức mai táng di hài; với nghi thức trang nghiêm, thành kính tôn vinh. Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả; theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến hiến xác. Do đó, trẻ em là người dưới 18 tuổi nên chưa đủ điều kiện đăng ký hiến xác.
Tuy nhiên, tại Điều 22 quy định; trường hợp trẻ em chết; thì cha, mẹ; người giám hộ hoặc đại diện có thể hiến xác trẻ phục vụ y học; Việc đồng ý này phải thể hiện bằng văn bản.
Căn cứ Điều 20 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định: Người đã đăng ký hiến xác gửi đơn đề nghị hủy bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.
Việc hủy bỏ đơn đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký.
Căn cứ Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến hiến xác. Do đó, người nhiễm bệnh HIV đáp ứng đủ điều kiện trên, thì vẫn có quyền đăng ký hiến xác.