Hiện nay, không ít vụ ẩu đả, xô xát xảy ra do sử dụng chất kích thích. Gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, không chỉ về tài sản, vật chất mà cả tính mạng, sức khỏe của con người. Vậy pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc các quy định về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Chất kích thích là gì?
Chất kích thích là những chất được đưa vào cơ thể người qua việc ăn, uống; ngửi, hít; tiêm… gây ức chế sự nhận thức của não dẫn đến việc không diều khiến được hành vi của người sử dụng; từ đó có thể gây ra thiệt hại cho các chủ thế khác.
Các chất kích thích được sử dụng phổ biến như rượu, bia. Ngoài ra, còn có các loại ma túy, cỏ mỹ, cần sa,…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích
Người gây ra thiệt hại tự nguyện sử dụng chất kích thích thì phải bồi thường bao nhiêu ?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tự nguyện sử dụng chất kích thích
Người dùng chất kich thích dẫn đến không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; gây ra thiệt hại thì có trách nhiệm bồi thường. Căn cứ khoản 1 Điều 596 Bộ luật dân sự 2015; quy định như sau:
Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Như vậy, nếu người gây thiệt hại tự đặt mình vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Hay nói cách khác, người gây thiệt hại chủ động trong việc sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khác; thì phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi đó.
Với một năng lực nhận thức bình thường; không mắc các bệnh về tâm thần dẫn tới mất năng lực hành vi dân sự; thì người gây thiệt hại phải tự hiểu rõ việc dùng các chất kích thích có thể làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; dẫn tới việc gây thiệt hại về tài sản. Do đó, trong trường hợp này; chủ thể đã sử dụng chất kích thích phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra.
Trong trường hợp, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm; không được bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích; nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết; hợp lý để ngăn chặn; hạn chế thiệt hại cho chính mình. Pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích
Về nguyên tắc, bồi thường do sử dụng chất kích thích; phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Bồi thường toàn bộ được hiểu là: thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy nhiêu.
Các bên có thể bồi thường bằng tiền; bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế; hai bên không thể thương lượng thỏa thuận được; thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Người gây ra thiệt hại bị ép buộc sử dụng chất kích thích có phải bồi thường thiệt hại không?
Mặc dù, người gây thiệt hại hiểu rõ việc dùng rượu, bia,… có thể làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Và họ không muốn sử dụng; tuy nhiên, do nhiều lý do tác động; họ bị ép buộc phải sử dụng kích thích.
Trên thực tế, một hoặc một nhóm người có thể ép người khác sử dụng chất kích thích; bằng cách như : đổ rượu, bia vào miệng; đe dọa tính mạng ép phải uống rượu bia; cưỡng bức tiêm vào người khác các loại ma túy;…
Người gây ra thiệt hại bị ép buộc sử dụng chất kích thích dẫn đến mất năng lực nhận thức và điều khiển hành vi
Do đó, trong trường hợp này, khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
… 2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Như vậy, nếu một người cố ý ép người khác dùng chất kích thích; bằng những hành vi cưỡng ép, de doạ…; khiến cho người sử dụng chất kích thích không thể có lựa chọn khác; mà bắt buộc phải sử dụng chất kích thích. Làm họ lâm vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi. Dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho người thứ ba; thì người có hành vi cho người khác dùng chất kích thích; phải bồi thường thiệt hại. Như vậy, trong trường hợp này; người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Mặc dù thiệt hại không xảy ra trực tiếp do người ép buộc người khác dùng chất kích thích. Nhưng hành vi cố ý cho người khác sử dụng chất kích thích là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Nên người có hành vi ép buộc người khác dùng chất kích thích phải có nghĩa vụ bồi thường.
Người gây ra thiệt hại bị ép buộc sử dụng chất kích thích nhưng vẫn còn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
Ngược lại, nếu người sử dụng chất kích thích vẫn còn khả năng nhận thức; để quyết định việc có hoặc không sử dụng; thì người sử dụng chất kích thích phải tự bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định người sử dụng chất kích thích; đã mất hoàn toàn khả năng nhận thức; và điều khiển hành vi hay chưa là rất khó khăn. Bởi mỗi người khả năng chịu đựng, sử dụng chất kích thích khác nhau; do đó, việc xác định dự trên khả năng suy đoán.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Chó cắn chết người ngay tại chỗ, chủ sẽ bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu đối với vụ án bồi thường do sử dụng chất kích thích là 02 năm tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. (căn cứ Điều 607 Bộ luật dân sự 2015).
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa; bồi dưỡng; phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất; bị giảm sút của người bị thiệt hại.
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.