Cột điện có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống mạng lưới điện quốc gia hiện nay, là phương tiện để phục vụ quá trình truyền tải điện tới các khu vực trên đất nước từ nguồn hệ thống điện năng. Tuy nhiên do điện là một trong các nguồn nguy hiểm cao độ nên việc chôn cột điện cũng cần đáp ứng các điều kiện nhất định, đặc biệt là khoảng cách và chất liệu để đảm bảo sự an toàn cho người dân. Vì tính chất dẫn điện nên khi xây dựng, lắp đặt, chôn cột điện cần tuân thủ tiêu chuẩn về khu vực hành lang bảo vệ an toàn cũng như việc bố trí địa điểm để tránh xảy ra những trường hợp không đáng có cũng như không gây ra hạn chế cho việc sinh hoạt của người dân sinh sống gần đó. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc chôn cột điện? Khoảng cách an toàn để chôn cột điện là bao nhiêu? Các quy định về xây dựng công trình điện? Để có thể giải đáp các thắc mắc này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Quy định của pháp Luật chôn cột điện”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2009
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP
- Nghị định 51/2020/NĐ-CP
Cột điện là gì?
Không có văn bản nào quy định chi tiết về cột điện, tuy nhiên theo từ điển tiếng việt và theo khách quan từ thực tế có thể hiểu, cột điện là kết cấu dạng cột thẳng, dài là cây cột dùng để giữ cho dây điện ở một độ cao nhất định so với mặt đất để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông đi dưới đường, cột điện dùng để treo dây điện và dây chống sét của đường dây tải điện trên không.
Cột điện có thể được làm bằng gỗ hoặc bê tông cốt thép hoặc là thép ( Dùng cho đường dây có điện áp từ 220 KV trở lên). Cột điện có cả cột trung gian và cột néo. Trong đó, cột trung gian dùng để đỡ dây dẫn điện và dây chống sét ở các đoạn thẳng của tuyến đường dây tải điện còn cột néo tiếp nhận lực căng của dây dẫn và dây chống sét, có cấu trúc vững chắc hơn, thường đặt ở đầu, cuối và một số nơi đã được tính toán trước trên tuyến đường dây, ở những nơi bẻ góc, chỗ vượt sông hoặc các chướng ngại khác.
-Các yêu cầu cơ bản đối với cột điện
- Đảm bảo chiều cao theo thiết kế cho từng tuyến đường dây, từng cấp điện áp.
- Đảm bảo độ bền cơ giới theo yêu cầu ở từng vị trí không bị phá hoại khi có tải trọng cơ giới tác dụng lên cột.
- Không bị phá hoại do môi trường xung quanh.
Quy định pháp luật về việc chôn cột điện trước cửa nhà dân
Cột điện có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống mạng lưới điện quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, khi chôn, di dời cột điện thì cần phải có được đồng ý của cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền và đáp ứng các quy định của pháp luật do việc này ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của người dân xung quanh nếu việc chôn cột điện gần khu vực dân cư.
Có được chôn cột điện trước cửa nhà dân không?
Căn cứ theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP không cấm việc chôn cột điện cạnh nhà dân sinh sống nhưng việc chôn cột phải đảm bảo đúng khoảng cách, hành lang an toàn trong việc bảo vệ đường dây dẫn điện cao áp trên không với điện áp không quá 220kV.
Tuy nhiên pháp luật cũng quy định các điều kiện cần phải đáp ứng để xây dựng các công trình điện tại nơi có nhà ở.
Điều kiện chôn cột điện tại nơi có nhà dân
Việc xác định khoảng cách để chôn cột điện tại nơi có nhiều người dân sinh sống là việc quan trọng nhất là đối với loại điện cao áp vì nó rất nguy hiểm với dây điện trần và có thể phóng ra điện nếu vi phạm khoảng cách an toàn.
Cụ thể tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 điều 9 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy. Trong trường hợp này bắt buộc cột điện cao áp phải có hành lang và tường bảo vệ vì khu vực này gần nhà dân sinh sống nên việc xảy ra hoả hoạn cháy nổ là việc không tránh khỏi có mái lợp để che nắng che mưa…..Hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không được quy định tại Điều 11 Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP.
– Chôn cột điện không gây cản trở cho việc kiểm tra bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây. Trong trường hợp này có thể hiểu việc xây dựng tường bao nêu trên cần có cửa ra vào thoáng đãng để tránh việc di chuyển va chạm chướng ngại vật như cỏ, cây… ảnh hưởng đến an toàn của thợ điện.
– Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn mức quy định sau:
+ Với điện áp đến 35kV thì khoảng cách rơi vào 3m
+ Với điện áp 110kV thì khoảng cách rơi vào 4m
+ Với điện áp 220kv – điện áp cao nhất so với quy định chôn cột điện thì khoảng cách rơi vào 6m
– Trường hợp cường độ điện nhỏ hơn 5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà mà cách mặt đất 1m và nhỏ hơn hoặc bằng 1kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1m
– Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
Bên cạnh đó Khoản 2 Điều 9 Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định:
“2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện cao áp trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong; nơi thường xuyên tập trung đông người; công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; khu di tích lịch sử-văn hóa; danh lam thắng cảnh đã được nhà nước xếp hạng chủ đầu tư/đơn vị quản lý vận hành phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện và xây dựng đối với đường dây:
a) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà, móng cột không nhỏ hơn 1,2;…”
Như vậy khi chôn cột điện tại nơi có nhà dân thì cần phải đảm bảo các điều kiện về chất liệu, khoảng cách cũng như các biện pháp an toàn khác để đảm bảo an tiền điện.
Sử dụng đất xây dựng công trình điện lực?
Trường hợp đây là dự án công trình lưới điện cao áp và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mặt bằng xây dựng thì việc thông báo được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 14/2014/NĐ-CP như sau:
“1. Khi dự án công trình lưới điện cao áp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mặt bằng xây dựng, chậm nhất sau mười lăm (15) ngày làm việc chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Việc bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và hỗ trợ khác cho người đang sử dụng đất khi xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mọi tài sản hoặc công trình được tạo lập sau khi đã nhận được thông báo thực hiện dự án mà vi phạm hành lang an toàn theo quy định tại Nghị định này thì buộc phải tháo dỡ phần vi phạm và không được bồi thường, hỗ trợ.”
Và Điều 12 Luật điện lực 2004, sửa đổi bổ sung 2018 quy định Sử dụng đất cho các công trình điện lực:
“1. Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.
2. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
3. Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.”
Như vậy, khi dự án công trình lưới điện cao áp được Cơ quan nhà nước phê duyệt mặt bằng xây dựng thì chậm nhất sau 15 ngày làm việc, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản đến UBND các cấp ở địa phương, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Trường hợp này người có đất phải nhận được thông báo cũng như phương án đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có) từ phía điện lực.
Người dân có nhà trong khu vực chôn cột điện thì có được bồi thường, hỗ trợ?
Về việc xử lý bồi thường, hỗ trợ cho người dân có nhà trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được quy định tại Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 13 Điều 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 51/2020/NĐ-CP) như sau:
“Điều 18. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:
a) Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.
b) Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
2. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền:
a) Nếu chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư lưới điện cao áp phải chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó;
b) Trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở công trình theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trường hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này, mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy định của pháp luật về chôn cột điện“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, thủ tục thực hiện các vấn đề pháp lý của bạn như mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn… Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mua đất bị quy hoạch có lấy lại tiền cọc được không?
- Đất quy hoạch ODT là gì theo quy định mới năm 2022?
- Có bắt buộc công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện lực như sau:
“Điều 6. Vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện lực
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lắp đặt và đưa vào vận hành các vật tư, thiết bị điện không đúng theo thiết kế, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Tự ý ban hành và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng, lắp đặt công trình điện không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”
Theo đó trường hợp chôn cột điện mà không đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân, căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Với tổ chức mức phạt sẽ gắp đôi so với cá nhân.
Theo Điều 16 Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định:
– Các cột điện phải được sơn màu trắng, đỏ từ khoảng chiều cao 50 m trở lên và phải đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột trong các trường hợp sau:
+ Cột điện cao từ 80 m trở lên;
+ Cột điện cao trên 50 m đến dưới 80 m nhưng ở vị trí có yêu cầu đặc biệt.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong các hoạt động về điện bao gồm:
1. Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.
2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
4. Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
5. Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
7. Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.
8. Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
9. Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
10. Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.
11. Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
12. Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.
13. Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây.
14. Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp