Cho vay nặng lãi là cho vay ở mức lãi suất cao hay dưới góc độ pháp lý, lãi suất cao nó sẽ dựa trên mức cao nhất pháp luật quy định. Thông thường, có thể thấy việc cho vay nặng lãi thường xảy ra trong giao dịch dân sự – đây là một loại giao dịch pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của những bên. Ở thời điểm hiện nay, một số cá nhân cũng như tổ chức tín dụng đang cho vay nợ với mức lãi suất rất cao. Người dân khi lâm vào tình cảnh khốn khó, gấp gáp cần tiền thì họ sẽ thường tìm đến những tổ chức, cá nhân có tài chính để vay tiền cho nhanh gọn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về cho vay nặng lãi
Theo Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định như sau:
“Điều 2. Về một số từ ngữ
1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.”
– Cho vay nặng lãi là từ rất phổ biến được sử dụng rộng rãi để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao còn theo quy định pháp luật được gọi là “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
– Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
Như vậy, trường hợp lãi suất cho vay vượt quá 100%/năm thì sẽ bị coi là cho vay nặng lãi.
Trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cho vay lãi nặng đối với các trường hợp cụ thể
Theo Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định như sau:
“Điều 7. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
2. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
3. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
4. Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,…) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
5. Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục trình báo Công an cho vay nặng lãi năm 2023 như thế nào?
- Cách tính lãi suất cho vay nặng lãi nhanh, đơn giản
- Nghị định 167 về cho vay nặng lãi mới như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như Mẫu hợp đồng ngoại thương. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cho vay nặng lãi hay cho vay lãi nặng là cho vay với mức lãi suất cao, dưới góc độ pháp lý, lãi suất cao dựa trên mức cao nhất pháp luật quy định.
Thông thường, cho vay nặng lãi thường xảy ra trong giao dịch dân sự – loại giao dịch pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có giới hạn về mức lãi suất để đảm bảo tính an toàn của giao dịch, quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch. Cụ thể, Điều 468 Bộ luật dân sự hiện hành quy định về lãi suất như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, trong giao dịch dân sự, các bên có thể thỏa thuận về lãi suất nhưng lãi suất không vượt quá 20%/ năm của khoản vay. Như vậy, mức lãi suất cao nhất trong giao dịch dân sự là 20%/ năm, tức là 1,6666%/ tháng.
Theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“4.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc tại cơ sở kinh doanh trực tiếp quản lý;
c) Sản xuất con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi chưa có Phiếu chuyển mẫu con dấu của cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
e) Không bảo quản tài sản cầm cố hoặc bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
g) Cung cấp dịch vụ bảo vệ cho đối tượng, mục tiêu hoặc các hoạt động trái pháp luật;
h) Không ghi đầy đủ thông tin khách hàng vào sổ quản lý theo mẫu quy định và không lưu bản sao giấy tờ tùy thân của khách tham gia dịch vụ khi kinh doanh casino hoặc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
i) Mua, bán, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm quân trang, quân dụng nhưng không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
k) Bán hoặc cung cấp sản phẩm quân trang, quân dụng cho đối tượng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản“.