Thông thường, sau khi đăng ký kết hôn và làm lễ thành hôn, người vợ thường làm thủ tụcnhập hộ khẩu vào nhà chồng để xác nhận đăng ký thường trú. Để nhập vào hộ khẩu mới ở chồng trước tiên người vợ cần phải thực hiện tách hộ khẩu ở nhà mẹ đẻ. Vậy có bắt buộc phải tách khẩu sau khi kết hôn về nhà chồng hay không? Thủ tục tách hộ khẩu sau khi kết hôn được quy định như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về câu hỏi này.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp được chuyển hộ khẩu sau khi kết hôn
Sau khi kết hôn, việc chuyển khẩu hai vợ chồng về chung một hộ khẩu là không bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để thuận tiện cho các thủ tục và công việc sau này, nhiều cặp vợ chồng vẫn lựa chọn việc chuyển hộ khẩu sau khi kết hôn về chung một hộ khẩu.
Trong trường hợp của bạn, nếu muốn chuyển khẩu thì bạn có thể xin giấy chuyển hộ khẩu. Theo quy định của Luật cư trú 2014, trường hợp công dân được cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:
- Chuyển nơi thường trú đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
- Chuyển nơi thường trú đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Nếu bạn chuyển nơi thường trú ra khỏi phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh thì trưởng công an xã, thị trấn sẽ có quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu. Trong trường hợp bạn chuyển nơi thường trú ra khỏi phạm vi huyện, quận hoặc thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh thì trưởng công an huyện, quận, thị xã hoặc thành phố có quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho bạn.
Các trường hợp không cần chuyển khẩu
Chuyển nơi thường trú trong phạm vi xã, phường, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong phạm vi cùng một quận , huyện , thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển nơi thường trú trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Đi nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
Được tuyển dụng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
Chấp hành các hình phạt tù; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, các cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
Quy định chi tiết về thủ tục tách hộ khẩu sau khi kết hôn năm 2022
Điều kiện nhập khẩu cho vợ vào nhà chồng
Trường hợp vợ về ở với chồng thì thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu củ mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
Hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu
Bạn cần nộp hồ sơ tới công an nơi có thẩm quyền để được cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:
- Sổ hộ khẩu;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu xét người xin chuyển khẩu thuộc đối tượng cần chuyển khẩu thì cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển khẩu theo quy định.
Cơ quan thực hiện
Cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú
Thời gian thực hiện
07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Nếu từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đăng ký thường trú
Đối với việc nhập khẩu vào hộ khẩu của nhà chồng, bạn cần làm hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
- Giấy báo về việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu đã được cấp;
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp;
- Giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng;
- Sổ hộ khẩu của gia đình chồng.
Hồ sơ được nộp tại cơ quan công an nơi chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Sau khi nhận hồ sơ và kiểm tra, cơ quan công an có thẩm quyền sẽ tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cho bạn vào hộ khẩu của gia đình chồng.
Vợ không bắt buộc phải nhập hộ khẩu theo chồng
Sau khi hai người nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng thì phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Một trong số đó là nghĩa vụ sống chung với nhau. Cụ thể, khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:
Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Tuy nhiên, Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 lại quy định:
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Bên cạnh đó, Điều 43 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
- Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
- Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Đồng thời, Điều 14 của Luật Cư trú 2020 cũng quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;
Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan
Đặc biệt, dù ở hai nơi khác nhau nhưng vợ, chồng vẫn phải đáp ứng và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng theo quy định tại Chương III, Mục 1 Luật Hôn nhân và Gia đình như:
- Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng;
- Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng;
- Tình nghĩa vợ chồng: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau…
Không chỉ vậy, điểm a khoản 2 Điều 20 của Luật Cư trú 2020 quy định vợ về ở với chồng là trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình và sẽ được nhập hộ khẩu vào nhà chồng nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý
Pháp luật cho phép vợ được nhập hộ khẩu vào nhà chồng nếu có nhu cầu mà không phải là yêu cầu bắt buộc. Trường hợp không nhập hộ khẩu vào nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm và không phải chịu chế tài xử phạt.
Tuy nhiên trên thực tế, nếu hai vợ chồng có cùng nơi cư trú ở nhà chồng thì nên làm thủ tục nhập hộ khẩu theo chồng nhằm giúp cơ quan Nhà nước theo dõi thực trạng biến động về hộ tịch, từ đó bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình.
Có thể khẳng định, sau khi quan hệ hôn nhân của nam, nữ được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì thông thường, vợ, chồng phải có nghĩa vụ chung sống với nhau. Tuy nhiên, đây cũng không phải quy định bắt buộc. Nếu hai vợ, chồng có thỏa thuận thì có thể ở hai nơi khác nhau.
Mời bạn xem thêm:
- Xác nhận mất sổ hộ khẩu như thế nào?
- Khai tử cho người không có hộ khẩu như thế nào?
- Làm lại sổ hộ khẩu khi chủ hộ đã mất như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định chi tiết về thủ tục tách hộ khẩu sau khi kết hôn năm 2022” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến lập di chúc, tranh chấp thừa kế, mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật cư trú 2020 quy định về tách hộ như sau:
Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.
Cụ thể tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:
Thủ tục đăng ký thường trú
4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Theo đó, khi tách hộ khẩu để đăng ký nơi thường trú mới thì cá nhân có thời hạn đăng ký thường trú trong 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì:
Người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Về cách xác định thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất, căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì:
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Khi bán đất của hộ gia đình, bắt buộc phải có văn bản đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình về việc bán đất chung. Và thành viên của hộ gia đình được xác định tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chứ không phải tại thời điểm bán đất.