Bảo hiểm công trình là loại hình bảo hiểm mà những đối tượng đã được pháp luật liệt kê trong luật phải áp dụng là các công trình xây dựng. Nếu xảy ra rủi ro sẽ được bồi thường khi công trình phát sinh những tổn thất về vật chất diễn ra trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ ba nghĩa là người không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư. Công ty bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình điều này đã được hai bên thỏa thuận thống nhất ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo hiểm công trình xây dựng đây là một thủ tục bắt buộc để được Nhà nước cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng một công trình công cộng hay công trình cá nhân thì sẽ đều phải xin được cấp giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Công trình bắt buộc mua bảo hiểm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 119/2015/NĐ-CP
- Thông tư 50/2022/TT-BTC
Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 11 Thông tư 50/2022/TT-BTC như sau:
“Điều 11. Trách nhiệm mua bảo hiểm
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.”
Công trình bắt buộc mua bảo hiểm xây dựng
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì:
“Điều 4. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);”
Trường hợp công trình xây dựng thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 50/2022/TT-BTC:
“Điều 15. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được xác định theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm 1 khoản I và điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc công trình xây dựng có giá trị từ bảy trăm (700) tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.”
Trường hợp công trình xây dựng không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân có thể thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
7. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.”
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn bảo hiểm như sau:
“Điều 5. Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.”
Như vậy, theo quy định nêu trên đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường được xác định thời hạn dựa trên căn cứ hợp đồng lao động. Cụ thể được tính từ ngày thực hiện công việc thi công trên côn trường đến hết thời gian bảo hành công trình.
Số tiền bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng tối thiểu
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 7. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.”
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như thế nào?
- Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho doanh nghiệp quy định thế nào?
- Năm 2022 bị gãy tay có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Công trình bắt buộc mua bảo hiểm” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ soạn thảo hồ sơ ly hôn thuận tình … Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm sau:
– Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2022/TT-BTC.
– Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.
– Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.
– Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC).
– Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC).
– Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.
– Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
– Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
– Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
– Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
– Tổn thất mang tính thảm họa;
– Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.