Được nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh tuổi là một trong những quyền lợi mà trẻ em được quyền thừa hưởng kể từ khi sinh ra. Bảo hiểm y tế dành cho trẻ sơ sinh chính là hình thức bảo hiểm được áp dụng với những đối tượng là trẻ sơ sinh điều này nhằm để chăm sóc sức khỏe cho trẻ em không vì để đảm bảo mục đích lợi nhuận do Nhà nước ta thực hiện đóng và chi trả toàn bộ 100% chi phí điều trị, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến cho trẻ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Làm thẻ bhyt cho trẻ sơ sinh ở đâu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT
Khái niệm bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh
Căn cứ theo Thông tư 30/2020/TT-BYT và Nghị định 146/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, từ ngày 01/03/2021 trẻ sơ sinh sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí ngay khi vừa sinh ra đây là loại thẻ thuộc nhóm phúc lợi do ngân sách Nhà nước đóng.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng là trẻ sơ sinh sẽ do ngân sách Nhà nước đóng.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi sẽ được tổ chức BHYT cấp thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế miễn phí và được hưởng mức thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến.
Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì BHYT có giá trị sử dụng đến 30/09 của năm đó.
Như vậy, bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh được Nhà nước hỗ trợ và là hình thức bảo hiểm được áp dụng với đối tượng là trẻ sơ sinh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước thực hiện đóng và chi trả 100% chi phí điều trị, khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến.
Quy trình thực hiện thủ tục làm thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh
Hồ sơ làm thẻ bhyt cho trẻ sơ sinh
– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.
– Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp;
Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh.
Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.
– Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.
Trình tự thủ tục làm thẻ bhyt cho trẻ sơ sinh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT quy định về hồ sơ để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi gồm những giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu nhà nước quy định.
+ Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu không có giấy tờ này thì thay vào đó là những loại giấy tờ sau:
Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì có thể thay giấy chứng sinh bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.
Nếu không có người làm chứng thì người đi khai sinh sẽ phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh.
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.
Bước 2: Cơ quan giải quyết
Theo Điều 5 của Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT thì Ủy ban nhân dân cấp xã là nơi tiếp nhận những loại giấy tờ yêu cầu cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, sẽ phải chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp huyện để cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Bước 3: Thời hạn giải quyết
Khoản 2 Điều 12 của Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT cũng quy định kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ thì trong vòng 10 ngày cơ quan BHXH cấp huyện sẽ tiến hành cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và sẽ chuyển về cho UBND cấp xã.
Vì thế, để nhận thẻ bảo hiểm y tế cho con em của mình, các bậc phụ huynh phải đến trực tiếp UBND cấp xã nơi làm khai sinh cho con của mình để lấy thẻ bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể đăng ký nhận kết quả qua bưu điện hoặc qua dịch vụ chuyển phát và phải trả phí dịch vụ.
Làm thẻ bhyt cho trẻ sơ sinh ở đâu?
Theo Điều 5, cũng tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT năm 2015 quy định: Bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã sẽ tiếp nhận các giấy tờ yêu cầu cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi. Đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, lập và chuyển hồ sơ cho BHXH cấp huyện để cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi.
Một số lưu ý khi sử dụng BHYT cho trẻ sơ sinh
Theo Khoản 1 Điều 10, Thông tư 30/2020/TT-BYT ban hành ngày 06/01/2021 của Bộ y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP về BHYT như sau:
Trẻ sau khi sinh ra được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định của Luật BHYT, nhưng chưa được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT do chưa làm thủ tục cấp giấy khai sinh thì cơ sở khám, chữa bệnh ghi mã thẻ BHYT tạm thời cho trẻ. Quy định có hiệu lực từ ngày 01/03/2021.
Nội dung thẻ bao gồm những thông tin sau:
- Mã đối tượng: Ghi ký hiệu là TE.
- Mã mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế: Ghi ký hiệu là số 1.
- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Ghi theo quy định tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg nơi người mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cư trú hoặc nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Mã định danh y tế: Ghi theo quy định tại Quyết định 2153/QĐ-BYT 2020.
Nhờ quy định này, dù trẻ sinh ra chưa có giấy khai sinh thì vẫn đảm bảo được hưởng quyền lợi cần có nhờ thẻ BHYT tạm thời.
Ngoài ra, trong Thông tư cũng hướng dẫn cách ghi tên trong hồ sơ bệnh án cho trẻ như sau:
- Nếu trẻ sơ sinh có mẹ hoặc cha (bố): Ghi theo họ và tên của mẹ hoặc của cha (bố).
- Nếu trẻ sơ sinh không có mẹ hoặc cha (bố) nhưng có người giám hộ: Ghi theo họ và tên của người giám hộ.
- Nếu trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đang thực hiện việc điều trị cho trẻ.
Khuyến nghị
Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư X để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định hạn sử dụng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục như thế nào?
- Tự mua bảo hiểm y tế được không?
- Mua bảo hiểm y tế tự nguyện bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Làm thẻ bhyt cho trẻ sơ sinh ở đâu” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, trẻ em dưới 6 tuổi đi khám bệnh sẽ được hưởng BHYT như sau:
Đúng tuyến
Trẻ được khám, chữa bệnh tại đúng nơi đã đăng ký trên bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh được liệt vào mức đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.
Trái tuyến
Trường hợp tự đưa trẻ em dưới 6 tuổi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế quy định thanh toán như sau:
Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.
Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%), có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, từ ngày 01/01/2016.
Theo như quy định trên, khi trẻ em dưới 6 tuổi khám, chữa bệnh trái tuyến tỉnh và trung ương sẽ chỉ được quỹ BHYT chi trả chi phí khi bệnh nhân điều trị nội trú. Bệnh nhân điều trị ngoại trú tuyến tỉnh và trung ương phải tự chi trả toàn bộ chi phí y tế và quỹ BHYT không hỗ trợ trường hợp này.
Hiện bảo hiểm y tế có 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đó là: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do cơ quan BHXH đóng, nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng. Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia của bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.