Để có thể đưa những hàng hóa, dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng, người sử dụng một cách nhanh chóng thì bên cạnh việc truyền tai nhau về chất lượng, giới thiệu bạn bè… thì hiện nay nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã lựa chọn theo hình thức quảng cáo. Việc quảng cáo có thể trên các phương tiện thông tin đại chúng hay treo biển quảng cáo… Tuy nhiên, việc làm hồ sơ xin giấy phép quảng cáo và quy định cấp phép biển quảng cáo như thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Và trong mỗi quy trình xin giấy phép lại có nhiều giai đoạn khác nhau, bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết sau đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định quảng cáo là gì?
Quảng cáo được hiệu là việc một tổ chức, cá nhân sử dụng các phương tiện như thông tin đại chúng, báo chí, treo biển, bảng,……để giới thiệu ra thị trường, khách hàng, người tiêu dùng,….các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị của mình cung cấp, cung ứng cho thị trường (trừ các tin tức liên quan đến thời sự hoặc các tin tức liên quan đến chính sách xã hội,…). Quảng cáo có thể được coi là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại của các đơn vị kinh doanh, mục đích chính của hoạt động này chính là các đơn vị kinh doanh tiến hành giới thiệu các sản phẩm của mình để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh khác kinh doanh cùng lĩnh vực để nhằm mục tiêu thúc đẩy lợi nhuận (Khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo năm 2012).
Quy định về kích thước biển quảng cáo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định về kích thước biển hiệu được quy định như sau:
– Biển hiệu phải có các nội dung sau:
+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
+ Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Địa chỉ, điện thoại.
– Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
– Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
+ Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
+ Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
– Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
– Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo gồm những gì?
Hồ sơ xin giấy phép giấy phép quảng cáo bao gồm:
-Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo (theo mẫu).
– Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo (đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo) hoặc bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề, hàng hoá (đối với doanh nghiệp, cá nhân tự biển quảng cáo).
– Bản sao có giá trị pháp lý (có công chứng / chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ của đơn vị có sản phẩm biển quảng cáo) giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá biển quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng.
– Mẫu (maket) sản phẩm biển quảng cáo thể hiện rõ mầu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị đứng tên đề nghị cấp phép.
Phía dưới mẫu giấy phép quảng cáo: ghi rõ tên đơn vị thực hiện giấy phép quảng cáo, giấy phép số … do Sở VHTT tỉnh/thành phố cấp ngày…… tháng…… năm ……
– Bản sao có giá trị pháp lý (công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hợp đồng giữa người làm dịch vụ giấy phép quảng cáo (hoặc chủ giấy phép quảng cáo) với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm, phương tiện mà biển, bảng giấy phép quảng cáo sẽ đặt tại đó (có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
– Văn bản thoả thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo trong trường hợp tổ chức làm dịch vụ giấy phép quảng cáo đứng tên đề nghị cấp giấy phép thực hiện giấy phép quảng cáo.
– Đối với trường hợp đặt biển giấy phép quảng cáotấm nhỏ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở đó.
– Đối với địa điểm lắp dựng biển bảng giấy phép quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc-quy hoạch
Quy định cấp phép biển quảng cáo năm 2023
Cơ quan cấp phép
– Sở Văn hoá – Thông tin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo cho các đối tượng: Quảng cáo trên bảng, biển, pano, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động;
Thời hạn cấp phép
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp phép. Trường hợp không cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết việc cấp phép cho đơn vị có yêu cầu.
Thủ tục đăng kí
+ Bước 1. Hoàn chỉnh hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ tiếp nhận hồ sơ – Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
+ Bước 2. Hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
+ Bước 3. Nhận phiếu hẹn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ (đối với hồ sơ hợp lệ).
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định cấp phép biển quảng cáo năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ về lệ phí hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Biển hiệu phải có các nội dung sau:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Địa chỉ, điện thoại.
Phương tiện quảng cáo ngoài trời bao gồm bảng quảng cáo, băng rôn (ngang, dọc); bảng quảng cáo dạng chữ, hộp đèn, bảng chỉ dẫn, màn hình chuyên quảng cáo, công trình quảng cáo; đoàn người thực hiện quảng cáo; các vật thể có yếu tố quảng cáo dưới dạng mặt phẳng, hình khối, biểu tượng, hình tượng được đặt ngoài trời, nơi công cộng.
Theo quy định đã được sửa đổi và được bổ sung tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP khi treo biển quảng cáo tại nhà nói riêng và tại các địa điểm khác mà sai quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng: Khi treo, dựng, đặt biển quảng cáo không đúng vị trí đã quy hoạch. Hoặc treo, dựng, đặt biển quảng cáo tại vị trí không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng: Nếu bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.