Ngày 25 tháng 10 năm 2021, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm để thay thế Quy định số 47-CT/TW năm 2011. Quy định 37-QĐ/TW 2021 đã làm rõ, sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung quan trọng mà Quy định số 47-CT/TW chưa đạt được. Để tránh vi phạm những quy định bị cấm, đảng viên cần nắm được quy định tại Quy định 37-QĐ/TW 2021. Vậy, quy định 37-QĐ/TW 2021 có nội dung gì nổi bật? Hãy xem trước và tải xuống Quy định 37-QĐ/TW 2021 tại bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 37-QĐ/TW | Loại văn bản: | Quy định | |
Nơi ban hành: | Ban Chấp hành Trung ương | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng | |
Ngày ban hành: | 25/10/2021 | Ngày hiệu lực: | 25/10/2021 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật?
So với Quy định 47-QĐ/TW năm 2011 thì Quy định 37-QĐ/TW 2021 đã bổ sung và làm rõ những điều đảng viên không được làm như:
– “Tư duy nhiệm kỳ”, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh;
– Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
– Không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi;
– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp;
– Nhập quốc tịch; chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài trái quy định;
– Thờ ơ, vô cảm với những hành vi sai trái trong xã hội;…
Cụ thể như sau:
Điều 1, Quy định 37-QĐ/TW so với Điều 1, Quy định 47-QĐ/TW đã được bổ sung nội dung mới, đầy đủ hơn: Đảng viên không chỉ không được nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép mà còn không được viết trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng.
Điều 2 Quy định 37-QĐ/TW là Điều 7 Quy định 47-QĐ/TW, được bổ sung một số nội dung cụ thể: “Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng”. Để thành một nội dung hoàn chỉnh là: “Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép”.
Điều 3, Quy định 37-QĐ/TW là nội dung hoàn toàn mới được bổ sung trên cơ sở triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Điều 6 được kế thừa từ Điều 5, Quy định 47-QĐ/TW đồng thời bổ sung thêm nội dung mới: Đảng viên không được đe doạ, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. Nội dung này đã được cụ thể hóa từ Luật khiếu nại, tố cáo.
Điều 9 được kế thừa từ Điều 13 Quy định 47-QĐ/TW đồng thời bổ sung thêm những nội dung mới nhằm cụ thể hóa Quy định của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
Điều 11 được kế thừa từ Điều 8, Quy định 47-QĐ/TW và điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong đó có việc cụ thể hóa nội dung Kết luận số 14-KL/TW năm 2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Điều 12 được kế thừa từ Điều 10, Quy định 47-QĐ/TW nhưng được bổ sung thêm nhiều nội dung nhằm cụ thể hóa Quy định số 205-QĐ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Trên cơ sở Điều 9, Quy định 47-QĐ/TW thì Ban Chấp hành Trung ương đã điều chỉnh và bổ sung hầu hết nội dung mới thành Điều 13, Quy định 37-QĐ/TW nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Điều 13 quy định đảng viên không được: “Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác”. Chúng ta đang hướng đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Dù Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng chỉ lãnh đạo về chủ trương, đường lối chứ không can thiệp vào các quy trình truy tố, xét xử, thi hành án… Độc lập tư pháp là nguyên tắc quan trọng của nhà nước pháp quyền, vì vậy, nếu hoạt động tư pháp bị can thiệp bởi cá nhân nào đó sẽ làm cho tính độc lập bị mất đi và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền theo chủ trương của Đảng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, quy định mới này chính là nhằm ngăn ngừa từ xa những vi phạm này.
Quy định 37-QĐ/TW ban hành ngày 25/10/2021 thay thế Quy định 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011.
Tải xuống Quy định 37-QĐ/TW 2021
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định 37-QĐ/TW 2021 có nội dung gì nổi bật?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như điều kiện hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 về Đảng viên như sau:
“Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; cùng với việc gương mẫu chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội mà mình là thành viên, phải chấp hành nghiêm những quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm.“
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về nhiệm vụ của Đảng viên như sau:
– Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
– Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.