Chào Luật sư, khi tham gia giao thông chúng ta rất dễ vi phạm do không đi đúng làn đường, tôi rất muốn biết thêm về điều đó. Luật sư cho tôi hỏi Quy chuẩn 41 về làn đường được quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Quy chuẩn 41 về làn đường được quy định như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT
Quy định về làn đường hiện nay
Người tham gia giao thông phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo những quy định của luật giao thông về làn đường, phần đường. Đặc biệt đối với hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, người lái xe phải chấp hành tuyệt đối, không được vi phạm. Chỉ được phép chuyển làn đường tại những vị trí cho phép và trước khi chuyển làn đường phải có xi nhan và còi để báo hiệu, đảm bảo an toàn cho chính mình và những xe đang cùng di chuyển.
Trên đường một chiều có vạch kẻ và có các trục treo biển chỉ dẫn phân làn đường thì vị trí để xe thô sơ di chuyển là trên làn đường bên phải phía trong cùng. Sau đó là đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Cuối cùng là phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Với những quy định trên, ta có thể thấy trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông muốn rẽ phải, nhưng lại đi vào phần đường dành cho các phương tiện đi thẳng, là bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ, kể cả khi có bật xi-nhan xin rẽ phải.
Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu những thông tin về vạch kẻ đường để tránh vi phạm các lỗi làn đường.
Quy chuẩn 41 về làn đường được quy định như thế nào?
Từ 01/7/2020, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT) chính thức có hiệu lực. Quy chuẩn này có nhiều điểm mới so với trước đây.
Quy định về đặt biển trên giá long môn hoặc cột cần vươn
Quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định:
Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
Tuy nhiên, đến Quy chuẩn 41/2019 quy định này đã bị bãi bỏ.
Quy chuẩn này quy định biển báo hiệu đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt); đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
Quy định đặt biển chỉ dẫn lối đi khi đặt biển cấm
Nếu như Quy chuẩn 41:2016 quy định trước khi đặt biển cấm rẽ, cần đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp (bắt buộc) thì hiện nay Quy chuẩn mới không bắt buộc điều này mà chỉ quy định “có thể đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp”.
Không còn quy định rõ về “Vượt phải”
Quy chuẩn 41:2016 đã quy định rõ: Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều”.
Với việc quy định rõ ràng như trên, không có sự tranh cãi đâu là lỗi vượt phải và đâu là chuyển làn xe. Tuy nhiên, nay Quy chuẩn mới đã bỏ định nghĩa này.
Quy chuẩn mới chỉ quy định chung về hành vi vượt xe. Cụ thể như sau:
Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Bổ sung vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép
Quy chuẩn mới 41:2019 đã bổ sung vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét) (trước đây không quy định).
Vạch này dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Những lỗi về làn đường ô tô dễ mắc phải
Chuyển nhiều làn đường cùng một lúc
Để giữ vững toàn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm trên cao tốc, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ nên chuyển từng làn đường theo thứ tự, tránh cùng lúc chuyển nhiều làn đường khác nhau. Việc làm này sẽ giúp các phương tiện phía sau có thể hiểu được ý định di chuyển của bạn, chủ động hơn khi xảy ra các tình huống bất ngờ.
Lỗi đi sai làn đường
Đây có lẽ là một trong những lỗi phổ biến nhất mà những người điều khiến phương tiện giao thông gặp phải, nhất là khi đi trong đường phố. Theo quy định, lỗi đi sai làn đường sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Bên cạnh đó, người lái ô tô còn có thể bị phạt tước quyền sử dụng GPLX trong vòng 1 tháng đến 3 tháng.
Lỗi không tuân thủ hiệu lệnh, biển báo hiệu
Trường hợp khá phổ biến, do người lái quên không chuyển làn đúng qui định. Thường gặp nhất là khi đến các giao lộ, lái xe đỗ xe ở làn đường có vạch kẻ đường rẽ trái hoặc rẽ phải, nhưng sau đó lại di chuyển lđi thẳng; hoặc lái xe đỗ vào làn đường đi thẳng, nhưng cuối cùng lại rẽ trái hoặc rẽ phải. Đối với xe ô tô, lỗi này bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Chuyển làn không xi nhan
Đôi khi người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung với việc điều khiển phương tiện giao thông và quên xi nhan khi chuyển làn đường. Lỗi này có thể khiến người lái ô tô bị phạt hành chính từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Lỗi quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ
Lỗi quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ thường phổ biến xảy ra nhất là tại các ngã ba. Lỗi này sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Bạn cần lưu ý tránh các trường hợp này xảy ra để không bị xử phạt.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Quy chuẩn 41 về làn đường được quy định như thế nào? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty hợp danh, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
(điểm đ, khoản 5 Điều 5, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Vạch kẻ đường được hiểu là một dạng báo hiểu có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo khác cũng như đèn tín hiệu khác để có thể đảm bảo được tình trạng lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Vạch kẻ đường được chia thành các loại khác nhau, dựa vào vị trí sử dụng, dựa vào hình dáng, kiểu… Cụ thể:
– Vạch liền: Đây là loại vạch được sử dụng để phân cách giữa các làn xe dùng cho các loại xe có động cơ và xe không có động cơ. Trường hợp vạch được đặt tại các vị trí đầu đường được sử dụng để hướng dẫn xe chạy hoặc dừng. Khi bắt gặp các loại vạch này thì người điều khiển phương tiện không được chuyển làn hoặc di chuyển đè lên vạch kẻ đường.
– Vạch đứt khúc: Đây là loại vạch được kẻ theo chiều dọc với chức năng chính là phân làn xe chạy. Thông thường thì vạch đứt khúc này được sử dụng để hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường, đối với những vạch đứt khúc thì người điều khiển phương tiện chuyển làn hoặc di chuyển xe đè qua vạch.
Theo đó, lỗi sai vạch kẻ đường được hiểu chính là các lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những tuyến đường nơi giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường giao thông.
Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường thì xe rẽ phải tại làn đi thẳng…đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Và theo quy định hiện hành thì hành vi này sẽ bị xử phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng đối với ô tô, 60.000 đến 80.000 đồng đối với xe máy
Điều 13 Chương II Bộ luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
“ Điều 13. Sử dụng làn đường
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”