Thưa luật sư, địa phương chúng tôi chuyên sản xuất các mặt hàng nông sản phơi khô và theo kế hoạch của xã thì có danh sách các mặt hàng trong xã để liên kế tạo thành hợp tác xã chuyên cung cấp các nông sản khô. Tôi muốn hỏi luật sư về quy chế hoạt động của hợp tác xã như thế nào? Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp luật:
Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã”.
Đặc điểm pháp lí của hợp tác xã
Về bản chất, hợp tác xã mang tính chất xã hội sâu sắc.
Hợp tác xã là một trong những tổ chức kinh tế mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho kinh doanh. Tuy nhiên, không giống các tổ chức kinh tế khác, Hợp tác xã là tổ chức kinh tế cơ bản và quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể. Dựa trên nền tảng là chức năng tương trợ xã hội, các thành viên tham gia vào Hợp tác xã cùng nhau lao động, góp vốn, góp sức để phục vụ các hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Mục tiêu xã hội cũng là điểm đặc thù của mô hình Hợp tác xã, tạo công việc cho người lao động, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức không thực sự có tiềm lực về kinh tế được tham gia vào hoạt động kinh doanh, giảm bớt gánh nặng nghề nghiệp cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy là mô hình kinh doanh điển hình của chế độ sở hữu tập thể nhưng Hợp tác xã vẫn là một tổ chức kinh tế, hoạt động theo nguyên tắc thị trường và các quy định chung của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của hợp tác xã
Hiện nay, các nguyên tắc hoạt động của Hợp tác xã được quy định chi tiết tại Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012. Một số nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự vận hành của mô hình Hợp tác xã là :
– Nguyên tắc hợp tác : Có thể nói, đây là nguyên tắc xuyên suốt và chủ đạo của mô hình Hợp tác xã. Nguyên tắc cũng chính là nền tảng của mô hình kinh tế tập thể. Qua đó, các thành viên khi tham gia vào Hợp tác xã phải đề cao tính xây dựng chung với Hợp tác xã qua việc cùng góp tài sản vào Hợp tác xã để Hợp tác xã có nguồn tài chính hoạt động; Cùng đóng góp cống sức để tạo ra sản phẩm, lợi ích cho hợp tác xã; Cùng đóng góp công sức vào việc tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ của hợp tác xã như mua chung các sản phẩm, dịch vụ thị trường để phục vụ cho thành viên hợp tác xã; bán chung các sản phẩm, dịch vụ của thành viên Hợp tác xã ra thị trường, hỗ trợ tín dụng cho các thành viên..
– Nguyên tắc tự nguyện: Nguyên tắc này xuất hiện từ bước thành lập Hợp tác xã. Theo đó, một tổ chức, một cá nhân muốn ra nhập Hợp tác xã luôn phải thể hiên ý chí tự nguyện của mình bằng đơn xin ra nhập Hợp tác xã. Trong suốt quá trình hoạt động, Hợp tác xã cũng phải luôn tôn trọng nguyên tắc này đối với thành viên của mình. Theo đó, Hợp tác xã không được hạn chế việc chuyển nhượng vốn góp, rút vốn góp của thành viên Hợp tác xã. Nếu thành viên Hợp tác xã mong muốn ra khỏi Hợp tác xã thì Hợp tác xã phải trả lại vốn góp của thành viên này theo quy định pháp luật và Điều lệ của Hợp tác xã.
– Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng : Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng được thể hiện qua các khía cạnh: Dân chủ, bình đẳng về việc hưởng các lợi ích, phúc lợi của Hợp tác xã; Dân chủ, bình đẳng trong vấn đề quản lý Hợp tác xã, việc biểu quyết không phụ thuộc vào phần vốn góp vào Hợp tác xã; Dân chủ, bình đẳng trong việc thực hiện các nghĩa vụ với Hợp tác xã.
Về thành viên Hợp tác xã.
Theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 thì Hợp tác xã có tối thiểu là 7 thành viên. Cụ thể là:
– Cá nhân, là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo qui định của pháp luật
– Pháp nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với Hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên Hợp tác xã chỉ có thể là cá nhân. Bên cạnh đó, các cá nhân , hộ gia đình, pháp nhân muốn tham gia Hợp tác xã thì phải có nhu cầu hợp tác với các thành viên va nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hợp tác xã; Có đơn tự nguyện ra nhập và tán thành Điều lệ của Hợp tác xã; Góp vốn; Đáp ứng các điều kiện khác theo qui định của Điều lệ Hợp tác xã.
Tư cách pháp lý của Hợp tác xã
Theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 thì ta có thể khẳng định Hợp tác xã có tư cách pháp nhân.
Chế độ trách nhiệm tài sản.
Trách nhiệm tài sản của Hợp tác xã: Hợp tác xã chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của Hợp tác xã, trừ những tài sản của Nhà nước không hoàn lại.
Trách nhiệm của thành viên Hợp tác xã: Thành viên Hợp tác xã chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào Hợp tác xã.
Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành.
Xác lập tư cách thành viên Hợp tác xã.
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân Việt Nam có nhu cầu tham gia vào Hợp tác xã phải viết đơn xin tham gia Hợp tác xã và tiến hành góp vốn vào Hợp tác xã. Như vậy, kể từ thời điển cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân Việt Nam được Hợp tác xã xác nhận gia nhập và tiến hành góp vốn vào Hợp tác xã thì tư cách thành viên của các chủ thế này được xác lập. Thành viên Hợp tác xã không được góp vốn quá 20% vốn điều lệ.
Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo qui định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp. Khi góp đủ vốn, thành viên được Hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận góp vốn.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên Hợp tác xã.
– Theo qui định tại Điều 14 và Điều 15 Luật Hợp tác xã năm 2002 nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản được ghi nhận như sau:
+ Về vấn đề góp vốn: Thành viên Hợp tác xã có nghĩa vụ đóng đủ và đúng thời hạn vốn cam kết góp; thành viên được trả lại vốn góp khi ra khỏi Hợp tác xã.
+ Về quyền quản lý Hợp tác xã: Quyền tham gia quản lý của các thành viên Hợp tác xã là bình đẳng. Thành viên được tham dự (hoặc bầu đại biểu tham dự) đại hội thành viên Hợp tác xã, ứng cử hoặc đề cử các thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã. Việc thông qua các quyết định của Hợp tác xã dựa trên nguyên tắc đa số thành viên biểu quyết (tỉ lệ cụ thể tại Điều 34 Luật Hợp tác xã và điều lệ của Hợp tác xã). Mỗi thành viên, Hợp tác xã viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, Hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên.
+ Về việc phân phối thu nhập: Thành viên Hợp tác xã được phân phối thu nhập chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc công sức lao động của thành viên đối với Hợp tác xã tạo việc làm; phần còn lại mới được chia theo tỉ lệ vốn góp (tỉ lệ cụ thể do Điều lệ qui định). Như vậy, để có quyền phân phối thu nhập, các thành viên có nghĩa vị phải đóng góp sức lao động của mình vào hoạt động chung của Hợp tác xã.
+ Về trách nhiệm tài sản: Thành viên Hợp tác xã có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã.
+Ngoài ra các thành viên có quyền và nghĩa vụ khác như: được thông tin về hoạt động của Hợp tác xã, được đào tạo bồi dưỡng, được hỗ trợ và nâng cao trình độ chuyên môn, được tạo công ăn việc làm,…
Thành viên Hợp tác xã cũng phải tuân thủ chặt chẽ các qui định tại Điều lệ, quy chế của Hợp tác xã.
Chấm dứt tư cách thành viên Hợp tác xã.
Theo quy định của pháp luật về Hợp tác xã hiện hành thì tư cách thành viên Hợp tác xã chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, thành viên Hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản;
Thứ ba, Hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Thứ tư, thành viên tự nguyện ra khỏi Hợp tác xã;
Thứ năm, thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
Thứ sáu, thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với Hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
Thứ bảy, tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên khống góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
Thứ tám, trường hợp khác do điều lệ quy định.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tư vấn đặt cọc đất ;giải thể công ty cổ phần; Thủ tục tách hộ khẩu, Quy chế thành lập, giải thể công ty, Thành lập công ty nhanh, tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng công ty ,…, của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Để hoạt động kinh doanh, Hợp tác xã cũng phải huy động các nguồn vốn, bao gồm: Vốn góp của thành viên; Vốn huy động; Vốn tích lũy; Các quĩ của Hợp tác xã; Các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Các khoản được tặng cho, và các nguồn thu nhập khác. Tuy nhiên, nguồn vốn chính của Hợp tác xã vẫn là vốn điều lệ do thành viên Hợp tác xã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã.
Theo điều 7 Luật Hợp tác xã năm 2012, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hợp tác xã bao gồm:
– Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi Hợp tác xã. Như vậy, Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập và ra khỏi liên minh Hợp tác xã;
– Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã kết nạp thành viên rộng rãi;
-Thành viên, Hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau, không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lí hoạt động của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, chính sách về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của Điều lệ;
– Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật;
– Thành viên Hợp tác xã và thành viên Liên hiệp Hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với Hợp tác xã tạo việc làm;
– Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, Hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lí, người lao động trong Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã.
– Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, Hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào Hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế