Xin chào Luật sư. Xã tôi vừa tổ chức bầu cử và thành lập một nhóm gọi là Ban thanh tra nhân dân cấp xã, nhưng tôi không hiểu rõ lắm về nhiệm vụ, quy chế làm việc cũng như một nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân cấp xã là như thế nào và bao lâu, mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Căn cứ theo Luật số 10/2022/QH15 quy định tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cấp xã, phường, thị trấn gồm các thành viên được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 người. Và để bạn đoc hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, quy chế cũng như một nhiệm kỳ của ban thanh tra nhân dân cấp xã Luật sư X xin mời bạn đọc theo dõi bài viết “Quy chế làm việc của Ban thanh tra nhân dân cấp xã” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Ban thanh tra nhân dân cấp xã và tiêu chuẩn thành viên của Ban thanh tra nhân dân cấp xã
Căn cứ theo Luật số 10/2022/QH15 quy định tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cấp xã, phường, thị trấn gồm các thành viên được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 người. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Tiêu chuẩn thành viên Ban thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn gồm những tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân
- Là công dân thường trú trên địa bàn và không đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Quy chế làm việc của Ban thanh tra nhân dân cấp xã
Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động.Căn cứ vào chương trình hành động và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên cùng địa bàn.Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề nghị thôn, tổ dân phố đã bầu thành viên đó xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ.
Trường hợp khuyết thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong nhiệm kỳ và thời gian còn lại của nhiệm kỳ là từ 06 tháng trở lên thì Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc bầu bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về hoạt động của mình với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trưởng Ban Thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân cấp xã
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 159/2016/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân và Trưởng Ban thanh tra nhân dân quy định như sau:”1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:
- a) Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
- b) Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;
- c) Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;
- d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;
- đ) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;
- e) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;
- g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.”
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là bao lâu?
Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Thanh tra 2010, cụ thể như sau:Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên. Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm: Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu. Ban thanh tra nhân dân có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là hai năm.
Căn cứ theo đó có nghĩa là nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân cấp xã, phường thị trấn tối đa là 2 năm theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ thông tin về nội dung của vấn đề “Ban thanh tra nhân dân cấp xã” mà Luật sư X cung cấp đến bạn. Bạn đọc quan tâm đến những thông tin và vấn đề pháp lý khác như coi mã số thuế cá nhân,…vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua số hotline 0833102102 và nhận tư vấn nhanh chóng chính xác nhất từ các Luật sư cũng như các chuyên viên tư vấn pháp lý dày dặn kinh nghiệp giúp bạn tiết kiệm thời gian để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất từ các Luật sư cũng như chuyên viên tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và dày dặn kình nghiệm nhất.
Mời bạn đọc thêm
- Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định về ban thanh tra nhân dân
- Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính quy định mới
- Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực từ ngày 01/07/2011
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 13 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Tổ chức của Ban TTND gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của Ban TTND. Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.