Ngày 18/3/2021, Bộ GD và ĐT chính thức ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ GDĐH . Câu hỏi đặt ra là quy chế mới này có gì khác so với những quy định trước đây? Quy chế này được áp dụng đối với những đối tượng nào? Những câu hỏi trên sẽ được Luật sư X làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây!
Cơ sở pháp lý
Luật giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đồi bổ sung một số điều của Luật Luật giáo dục đại học năm 2018;
Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học;
- Trường của cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học (sau đây gọi là cơ sở đào tạo); các tổ chức; cá nhân liên quan trong đào tạo theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học.
- Các chương trình đào tạo do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng. Bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo được áp dụng quy chế này; quy định của cơ sở đào tạo cấp bằng theo thỏa thuận liên kết, hợp tác giữa các bên nhưng không trái với những quy định của quy chế này).
Những điểm nổi bật trong nội dung quy chế
Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học (kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT). Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03/5/2021.
Quy chế mới được áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành. Đây là thông tư có nhiều điểm nổi bật . Cụ thể:
Những yêu cầu về chất lượng đào tạo
Tại Điều 5 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học. (Theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và theo quy định tại Thông tư).
Tuy nhiên không được liên kết đào tạo đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề.
Các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo
- Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học; bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định;
- Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy. Từ khóa tuyển sinh năm 2024; yêu cầu chương trình đào tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành;
- Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung; khối lượng chương trình đào tạo;
- Đã ban hành quy định về liên kết ; đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo;
Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo
- Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm; cơ sở vật chất; thiết bị; thư viện; cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
- Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng CSGD gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Từ khóa tuyển sinh năm 2024; yêu cầu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng CSGD theo quy định hiện hành; trừ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Về phương thức đào tạo
Thông tư quy định có 02 phương thức đào tạo đó là
Đào tạo theo niên chế
Đào tạo theo niên chế là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học; cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn; theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại.
Đào tạo theo tín chỉ
Đào tạo theo tín chỉ là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần; cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần; thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân; phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo.
Phương thức tổ chức đào tạo
- Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
- Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
- Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Về chương trình đào tạo
- Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ: Cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo.
- Mỗi học kỳ: Sinh viên phải đảm bảo khối lượng học tập tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn; tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.( Theo Điều 7)
Đối với việc dạy và học trực tuyến
- Cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học phương thức trực tuyến khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng CNTT trong quản lý ; tổ chức đào tạo qua mạng;
- Có các giải pháp bảo đảm chất lượng; minh chứng về chất lượng tổ chức lớp học phương thức trực tuyến không thấp hơn chất lượng lớp học phương thức trực tiếp.
Đối với đào tạo theo hình thức chính quy và vừa làm vừa học
- Tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến.
- Trong trường hợp thiên tai; dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác; cơ sở đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về việc xét tốt nghiệp cho sinh viên
Căn cứ vào khối lượng tính chỉ sinh viên đã tích lũy ; biểu hiện của sinh viên khi tham gia học tập tại trường. Sinh viên sẽ được xét tốt nghiệp. Để được xét tốt nghiệp sinh viên sẽ pháp đáp ứng các yêu cầu sau:
Điều kiện để sinh viên được xét tốt nghiệp
Theo quy định, sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần; số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo; đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên.
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng CSĐT ra quyết định công nhận tốt nghiệp; cấp bằng tốt nghiệp. Trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp; hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
Hạng tốt nghiệp
Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá. Trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc; giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5%. ( So với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình)
- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Trường hợp được bảo lưu kết quả học tập
Căn cứ Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học; sinh viên được xin nghỉ học tạm thời ; bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
- Được điều động vào lực lượng vũ trang.
- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế.
- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức.
Ngoài ra, sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
Xem thêm:
Đăng ký nguyện vọng đại học năm 2021: Những điều phải biết
Luật Giáo Dục Nghề Nghiệp quy định về hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học
Câu hỏi thường gặp
Sinh viên được bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
Được điều động vào lực lượng vũ trang.
Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế.
Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài.
Vì lý do cá nhân khác nhưng không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Hạng tốt nghiệp của sinh viên sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình.
Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo gồm:
Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm; cơ sở vật chất; thiết bị; thư viện; cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng CSGD gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành; trừ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Những điểm mới bao gồm:
Tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến.
Trong trường hợp bất khả kháng, cơ sở đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn.
Mọi thắc mắc cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Sư X, mời quý khách liên hệ tới hotline 0833.102.102