Để quản lý nghĩa vụ nộp và kê khai thuế của cá nhân hiệu quả và tránh tình trạng thất thoát nguồn thuế, cơ quan nhà nước sẽ cấp cho mỗi người một mã số thuế cụ thể, không người nào giống người nào. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều người không nhớ được mã số thuế cá nhân khiến cho việc kê khai, tra cứu thuế gặp nhiều khó khăn. Trong tình huống này, nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện nay, Quên mã số thuế cá nhân phải làm sao? Mã số thuế cá nhân được sử dụng để làm gì? Cá nhân có 2 mã số thuế phải làm thế nào? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung của bài viết bên dưới nhé.
Mã số thuế cá nhân được sử dụng để làm gì?
Mã số thuế có lẽ không còn là thuật ngữ xa lạ trong thời buổi mà nghĩa vụ thuế được đề cao như hiện nay. Cá nhân, tổ chức khi phát sinh nghĩa vụ thuế sẽ được cấp cho một mã số thuế nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ công dụng của những con số, những ký tự này. Vậy cụ thể, xét dưới góc độ pháp luật, Mã số thuế cá nhân được sử dụng để làm gì, quý độc giả hãy cùng làm rõ nhé:
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC, người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế được cấp theo quy như sau:
Người nộp thuế sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có từ 02 địa điểm kinh doanh trở lên và mỗi địa điểm kinh doanh do một cơ quan thuế quản lý thì sử dụng mã số thuế đã cấp để kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi có địa điểm kinh doanh.
Cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, nếu cá nhân là đại diện hộ kinh doanh thì sử dụng mã số thuế của mình để kê khai, nộp thuế cho hoạt động kinh doanh và ngược lại.
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng mã số thuế cá nhân của mình để kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân của bản thân chủ doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp doanh nghiệp tư nhân phát sinh nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp tư nhân thì sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp tư nhân để kê khai, khấu trừ, nộp thay.
Cá nhân là người phụ thuộc khi phát sinh nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước thì sử dụng mã số thuế đã được cấp cho người phụ thuộc để khai thuế, nộp thuế đối với các nghĩa vụ phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ phát sinh nghĩa vụ thuế lần đầu, thực hiện chuyển mã số thuế của người phụ thuộc thành mã số thuế của người nộp thuế để hạch toán nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế.
Mời bạn xem thêm: mất xe máy thì báo công an ở đâu
Quên mã số thuế cá nhân phải làm thế nào?
Anh A là nhân viên tài chính của một tập đoàn kinh doanh thực phẩm X. Gần đây, anh A nhận thấy số tiền thuế thu nhập của anh có vấn đề nên muốn tra cứu quá trình đóng thuế của anh. Tuy nhiên, anh A lại không nhớ được mã số thuế cá nhân của mình là bao nhiêu. Do đó anh A băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, quên mã số thuế cá nhân phải làm sao, quý độc giả hãy cùng làm rõ nhé:
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế, người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định. Người nộp thuế sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
Theo điểm b Điều 5 Thông tư này thì cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Bên cạnh đó, mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
Như vậy, mỗi người chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất. Trường hợp người nộp thuế không nhớ mã số thuế thì chỉ cần tìm lại mã số thuế theo cách tra cứu dưới đây.
Việc quên mã số thuế cá nhân rất phổ biến, nếu cá nhân không nhớ mã số thuế của mình thì chỉ cần thực hiện theo các bước sau là sẽ biết được mã số thuế:
Bước 1: Truy cập theo địa chỉ: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp.
Bước 2: Điền số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước vào ô Chứng minh thư/Thẻ căn cước.
Bước 3: Điền mã xác nhận.
Lưu ý: Phần mã xác nhận có phân biệt chữ hoa và chữ thường nên cần điền đúng và đủ mã số theo in thường, in hoa.
Bước 4: Bấm vào ô Tra cứu và nhận kết quả.
Như vậy, trường hợp người nộp thuế không nhớ mã số thuế thì cũng không lo mất hay không thể tìm lại được, chỉ cần tra cứu theo hướng dẫn trên là sẽ tìm được mã số thuế của mình.
Cá nhân có 2 mã số thuế phải làm sao?
Chị B là nhân viên kế toán tại một doanh nghiệp sản xuất quần áo may mặc. Sắp tới đợt chốt thuế định kỳ tại công ty, chị B muốn tra cứu xem quá trình đóng thuế của mình trước đây như thế nào nên đã tra cứu thông tin của mình trên cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, chị B phát hiện ra mình có tới 2 mã số thuế. Khi đó, chị B băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, quên mã số thuế cá nhân phải làm sao, quý độc giả hãy cùng làm rõ nhé:
Việc cấp mã số thuế được quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
– Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó.
Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân.
Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
– Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
– Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
– Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, mỗi cá nhân chỉ có duy nhất một mã số thuế.
Nếu phát sinh trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế (do sử dụng CMND 9 số CCCD 12 số để đăng ký) thì phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế thu nhập cá nhân được cấp sau và chỉ sử dụng mã số thuế được cấp đầu tiên để thực hiện kê khai nộp thuế hoặc khấu trừ các thu nhập phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quên mã số thuế cá nhân” . Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.