Nơi sinh và quê quán là những thông tin khác nhau được ghi trên tờ khai tại thời điểm đăng ký khai sinh và trên giấy khai sinh. Nói một cách đơn giản, nơi sinh bản chất là nơi một người được sinh ra. Còn quê quán được sử dụng để xác định nguồn gốc của một người dựa trên các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai thuật ngữ này. Nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Quê quán có phải là nơi sinh không? Ghi quê quán và nguyên quán thế nào cho đúng? Thông tin quê quán trên giấy khai sinh bị sai xử lý thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quê quán có phải là nơi sinh không?
Nơi sinh là một trong những thông tin cá nhân cơ bản xuất hiện trên nhiều tài liệu, nhất là các giấy tờ nhân thân của một người. Nơi sinh thông thường được xác định theo thỏa thuận của cha mẹ, căn cứ vào nơi sinh của cha hoặc mẹ hoặc theo phong tục ghi trên giấy khai sinh. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quê quán có phải là nơi sinh không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Hiện nay, việc phân biệt nguyên quán và quê quán được định nghĩa như sau:
Nguyên quán | Quê quán |
Nguyên quán là nguồn gốc, xuất xứ của một người, được dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như:Nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại (nếu khai sinh theo họ mẹ). | Quê quán của một người được xác định theo nơi cha sinh (khai sinh theo họ cha) hoặc nơi mẹ sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ). |
Thông qua giải thích trên, nguyên quán và quê quán đều nói về nguồn gốc, xuất xứ của một người, tuy nhiên việc xác định nguyên quán hay quê quán sẽ dựa trên các căn cứ khác nhau.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định nơi sinh của một người dùng để đăng ký khai sinh được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh. Trường hợp quê quán và nơi sinh trong Giấy chứng sinh cùng một nơi thì trong trường hợp này quê quán chính là nơi sinh.
Thông thường, mọi người vẫn thường thấy cụm từ nguyên quán xuất hiện trên thẻ giấy chứng minh nhân dân hoặc trong sổ hộ khẩu giấy. Nguyên quán dùng để xác định nguồn gốc của một người, dựa vào những căn cứ nhất định, như: Nơi sinh sống của ông, bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).
Theo quy định trước đây tại Thông tư 36/2014/TT-BCA, Bộ Công an quy định nội dung ghi trong biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, sổ hộ khẩu là nguyên quán (ghi theo giấy khai sinh).
Đối với trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.
Từ ngày 01/7/2022 do không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy nên theo Thông tư 55/2021/TT-BCA thì cụm từ nguyên quán không còn được nhắc đến.
Ghi quê quán và nguyên quán thế nào cho đúng?
Thông thường, ở hầu hết các nơi ở Việt Nam, nguyên quán của đứa trẻ được xác định dựa vào nơi sinh của người cha. Tuy nhiên, trên thực tế nơi sinh của đứa trẻ thường bị nhầm lần với thông tin về nguyên quán trên giấy khai sinh. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Ghi quê quán và nguyên quán thế nào cho đúng, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo Thông tư 36/2014/TT-BCA (đã hết hiệu lực) quy định hướng dẫn ghi nguyên quán tại các biểu mẫu về trong đăng ký, quản lý cư trú như sau:
[1] Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.
Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.
[2] Theo đó, yếu tố nguyên quán được sử dụng trong các biểu mẫu như: Sổ hộ khẩu; Giấy chuyển khẩu; Bản khai nhân khẩu;…. Tuy nhiên theo quy định mới tại Thông tư 56/2021/TT-BCA thay thế cho Thông tư 36/2014/TT-BCA đã không còn sử dụng từ nguyên quán đối với các giấy tờ, biểu mẫu trong quản lý cư trú. Thay vào đó sẽ sử dụng nơi thường trú và nơi tạm trú.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy đinh quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Có nghĩa rằng việc ghi quê quán sẽ được ghi theo thỏa thuận của cha mẹ, hoặc đơn giản nhất được ghi theo như tờ khai đăng ký khai sinh.
Mời bạn xem thêm: Mẫu hóa đơn bán hàng do cục thuế phát hành
Thông tin quê quán trên giấy khai sinh bị sai xử lý thế nào?
Nơi sinh của đứa trẻ có thể do một bên cha hoặc mẹ quyết định, tùy theo phong tục địa phương hoặc theo thỏa thuận giữa cha và mẹ. Tuy nhiên thực tế có không ít trường hợp thông tin này bị ghi khai trên giấy khai sinh. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thông tin quê quán trên giấy khai sinh bị sai xử lý thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Dựa vào những quy định trên có thể thấy rằng việc cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, trong trường hợp thông tin về quê quán trên giấy khai sinh (giấy tờ hộ tịch gốc) được xác định là có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì mới được cải chính, sửa đổi giấy khai sinh.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quê quán có phải là nơi sinh không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Nơi sinh là địa danh hành chính nơi cá nhân được sinh ra, nơi sinh khác với quê quán, nơi sinh và quê quán là những mục khác nhau được thể hiện trên tờ khai khi đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.
Quê của con có thể xác định theo quê của cha theo thỏa thuận của cha mẹ hoặc tập quán và có thể trùng với nơi sinh của cha trên thực tế, song vẫn cần phân biệt hai khái niệm này.
VD: Quê quán của cha trên giấy khai sinh ghi “Hà Nội”, quê quán của mẹ trên giấy khai sinh là “Nam Định”. Cha mẹ chung sống tại Hà Nội, em bé được sinh ra tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tại thời điểm đăng ký khai sinh, cha mẹ thỏa thuận chọn quê quán của con theo quê của cha, theo đó, quê quán của con là Hà Nội, nơi sinh cũng được ghi theo địa chỉ cơ sở y tế tại Hà Nội – ” Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội”.
Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Sau đó, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm niêm yết tại trụ sở trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha mẹ của đứa trẻ thì Ủy ban nhân dân thông báo cho cá nhân, tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng đăng ký khai sinh. Việc xác định quê quán trong giấy khai sinh đối với trẻ em được xác định theo nơi sinh. Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi.