Thưa Luật sư X, em đang là sinh viên. Dạo này có 1 số điện thoại lạ và 1 tài khoản facebook thường xuyên nhắn tin tán tỉnh em. Mặc dù em không trả lời nhưng người đó vẫn cứ nhắn rồi gọi điện, thực sự làm em cảm thấy rất phiền. Vậy trong trường hợp này em nên xử lý như thế nào và họ quấy rối làm phiền người khác bị tội gì không? Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật su X. Tại bài viết dưới đây Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Mức xử phạt hành chính với hành vi quấy rối người khác.
Theo thông tin bạn cung cấp thì số điện thoại lạ kia thường xuyên nhắn tin nhằm mục đích trêu ghẹo, tán tỉnh bạn, dù bạn không phản hồi nhưng tài khoản này vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này. Theo chúng tôi bạn nên trao đổi với chủ tài khoản bên kia, nếu mục đích của họ muốn tiếp cận làm quen với bạn nhưng bạn không đồng ý và cảm thấy không thoải mái thì bạn yêu cầu bên kia dừng hành vi nhắn tin, gọi điện làm phiền bạn. Sau khi đã yêu cầu nếu bên kia vẫn tiếp tục làm phiền, ảnh hưởng cuộc sống của bạn thì bạn sẽ nhờ cơ quan chức năng để xử lý đối tượng này. Cụ thể hành vi của người này đang có dấu hiệu vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, cụ thể:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
….
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác
….
Như vậy với hành vi này người có hành vi quấy rối có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng.
Mức xử phạt hình sự nếu hành vi đạt đến mức nghiêm trọng.
Nếu hành vi nhắn tin, gọi điện của người kia không chỉ là trêu ghẹo, tán tỉnh mà nhằm các mục đích xấu như nhằm mục đích đe dọa, tống tiền hoặc nhằm mục đích môi nhọ danh dự, nhâm phẩm của bạn thì hành vi này có thể cấu thành các tội danh hình sự như: Tội làm nhục người khác hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản.
Tội làm nhục người khác.
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây:
+ Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
+Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu.
Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 12 BLHS về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.
Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, với các khung hình phạt cụ thể như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đây là tội phạm phổ biến hiện nay, là hành vi xâm phạm một cách nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác.
Tội cưỡng đoạt tài sản.
Nếu hành vi của người kia là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn thì đây chính là dấu hiệu của tội phạm “Tội cưỡng đoạt tài sản” được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, Với các khung hình phạt cụ thể như sau:
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cũng tương tự như với tội làm nhục người khác, nếu nhận thấy đối tượng kia có hành vi này với bạn, bạn cần lưu lại bằng chứng và trình báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được xử lý.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiêu năm?
- Làm gì khi bị người khác làm phiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quấy rối làm phiền người khác bị tội gì?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ đăng ký bảo vệ thương hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ logo trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi quấy rối trật tự trong thực tế rất đa dạng; và tùy thuộc vào tính chất, mức độ của các hành vi khác nhau; mà chịu hình thức xử phạt khác nhau. Cụ thể, về hành vi quấy rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 144/2021/ND-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; Phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng ngừa và kiểm soát bạo lực gia đình.
Người bị hại có thể báo (trực tiếp qua điện thoại, hoặc bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối.
Nếu chủ thuê bao làm phiền cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở thông tin và địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.
Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục vẫn chưa được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể.
Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự người khác; thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự.