Quảng cáo từ lâu đã trở thành phương thức truyền thông được đa số các nhãn hàng, công ty sử dụng. Nguồn lợi mà quảng cáo mang lại không chỉ được tính trên phương diện doanh số mà nó còn giúp phát triển thương hiệu về lâu dài. Chính vì vậy mà nhiều nhãn hàng đã không tiếc tiền để đầu tư nên những thước phim quảng cáo. Có những quảng cáo tạo thiện cảm cho người xem thì cũng có những quảng cáo tạo cho người xem cảm giác phản cảm. Vậy quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục sẽ bị xử lý như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.
Căn cứ pháp lý
Quảng cáo là gì?
Nhận thấy rằng Quảng cáo xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, có lẽ từ khi bắt đầu có thành thị và buôn bán thì cũng có quảng cáo. Mỹ là nước đi đầu trong hoạt động quảng cáo trên các sóng điện từ, không phải ngẫu nhiên mà người ta ví các chương trình quảng cáo của Mỹ là một giấc mơ về nền văn minh Mỹ, một giấc mơ có sức hút kỳ lạ đối với hàng triệu người trên thế giới.
Quảng cáo gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường và nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Thực tiễn đã chứng minh khoa học và công nghệ phát triển đã kéo theo hoạt động quảng cáo ngày càng sôi động và phong phú hơn, quảng cáo xuất hiện nhiều nơi, được thể hiện bằng nhiều hình thức, truyền tài bằng nhiều phương tiện khác nhau…quảng cáo là hoạt động kinh tế nhưng đồng thời cũng là sự sáng tạo văn hóa và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng chính vì vậy cần đặt ra vấn đề trung thực
Vậy quảng cáo là gì mà lại cần đặt ra vấn đề trung thực?
Để tìm hiểu vấn đề một cách rộng hơn dựa trên những phương diện khác nhau.
– Dưới góc độ kinh tế: Theo từ điển Kinh tế thị trường “ quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhắm tranh thủ được nhiều khách hàng”
– Dưới góc độ pháp lý:
Theo Luật thương mại năm 2005 quy định “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”. ( Điều 102)
Trong khi đó, Luật Quảng cáo quy định về quảng cáo như sau: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”
Kết luận: Tuy nhiên, trong phạm vi này sẽ chỉ đề cập quảng cáo thương mại, vì vậy sẽ tiếp theo sẽ tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, tùy theo từng trường hợp tiếp cận cụ thể.Theo nghĩa hẹp :Quảng cáo là khái niệm chỉ bao gốm các hoạt động, các hình thức xúc tiến thương mại đơn thuần mang tính chất giới thiệu hàng hóa, sản phẩm mà không có các hoạt động mua bán, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trực tiếp, tức là không bao gồm hình thức quảng cáo tại hội chợ triển lãm
Theo nghĩa rộng: Quảng cáo là tất cả các hoạt động, hình thức giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả hoạt động giới thiệu tại hội chợ triển lãm.
Đặc điểm của quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam
Ở góc độ ngôn ngữ học, quảng cáo có nghĩa là thông báo, thông tin một cách rộng rãi, nhằm thu hút sự chú ý của mọi người đến đối tượng được quảng cáo. Từ điển “Quảng cáo” (Advertising) định nghĩa: “Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền, có tính đơn phương không dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp, mọi phương tiện thông tin nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu..hoặc một tổ chức được nêu tên trong quảng cáo đó”.
Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật mà cơ bản là Luật quảng cáo năm 2012, Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn khác. Theo quy định tại Luật quảng cáo năm 2012, tại khoản 1 Điều 2 quy định: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.
Còn theo quy định tại Điều 102 Luật thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Như vậy, quảng cáo thương mại được hiểu là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại, là một trong những quyền mà thương nhân (hoặc các chi nhánh, văn phòng đại diện) được thực hiện khi kinh doanh tại Việt Nam.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo
Căn cứ Điều 8 Luật quảng cáo 2012 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
“1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo 2012.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.”
Quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục là gì?
“Thuần phong mỹ tục” có thể hiểu là những: phong tục, tập quán, lối sống văn minh, tốt đẹp, lành mạnh; đây là những thói quen tốt đã đi sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.
Ở góc độ pháp lý, hiện không có một văn bản cụ thể giải thích như thế nào là không phù hợp thuần phong mỹ tục? Trên thực tế việc đánh giá thế nào là phù hợp hay không phù hợp thuần phong mũ tục sẽ phụ thuộc vào quan điểm từng người, đặc biệt là quan điểm của người có thẩm quyền quyết định đối với vấn đề này.
Quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục được hiểu là quảng cáo với những hình ảnh phản cảm, gây khó chịu cho người xem, vi phạm đạo đức, văn hoá và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục có bị xử phạt không?
Căn cứ vào khoản 3 điều 51 nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định :Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
c) Quảng cáo có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ; lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
d) Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử; văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Như vậy, việc quảng cáo có nội dung trái thuần phong mỹ tục Việt Nam; sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; trừ một số ngoại lệ. Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mời bạn xem thêm
- Xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm như thế nào?
- Mẫu giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm mới năm 2022
- Hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm năm 2022 gồm những gì?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về ly hôn nhanh chóng Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
“Thuần phong mỹ tục” có thể hiểu là những: phong tục, tập quán, lối sống văn minh, tốt đẹp, lành mạnh; đây là những thói quen tốt đã đi sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.
Ở góc độ pháp lý, hiện không có một văn bản cụ thể giải thích như thế nào là không phù hợp thuần phong mỹ tục? Trên thực tế việc đánh giá thế nào là phù hợp hay không phù hợp thuần phong mũ tục sẽ phụ thuộc vào quan điểm từng người, đặc biệt là quan điểm của người có thẩm quyền quyết định đối với vấn đề này.
Quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục được hiểu là quảng cáo với những hình ảnh phản cảm, gây khó chịu cho người xem, vi phạm đạo đức, văn hoá và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Căn cứ vào khoản 3 điều 51 nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định :Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
c) Quảng cáo có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ; lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
d) Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử; văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Như vậy, việc quảng cáo có nội dung trái thuần phong mỹ tục Việt Nam; sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; trừ một số ngoại lệ. Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ Điều 8 Luật quảng cáo 2012 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
“1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo 2012.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.”