Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thông tin về việc quân nhân có được kết hôn với người nước ngoài không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam, giao lưu văn hoá không chỉ xuất hiện trong đời sống thường ngày mà trong quân đội cũng có sự giao lưu văn hoá các nước với nhau. Từ đó dẫn đến việc nhiều quân nhân Việt Nam có tình cảm và muốn kết hôn với người nước ngoài. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì quân nhân có được kết hôn với người nước ngoài không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quân nhân có được kết hôn với người nước ngoài không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổ bổ sung 2008, 2014
- Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Luật Hộ tịch 2014
Quân nhân là gì?
Theo từ điển tiếng việt tratu.soha.vn, quân nhân được hiểu là người thuộc quân đội và đang hoạt động, làm việc công tác trong quân đội. Quân nhân có thể là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ.
Trong đó:
Thứ nhất, đối với sĩ quan: Theo quy định tại Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổ bổ sung 2008, 2014 quy định sĩ quan như sau: Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Thứ hai, đối với quân nhân chuyên nghiệp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về quân nhân chuyên nghiệp như sau: Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
Thứ ba, đối với hạ sĩ quan và binh sĩ: Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ như sau: Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
Quân nhân bao nhiêu tuổi thì được quyền kết hôn?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy quân nhân nếu là nam thì từ đủ 20 tuổi trở lên, còn là nữ thì từ đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền đăng ký kết hôn nếu không vi phạm điều cấm của pháp luật.
Điều kiện kết hôn với quân nhân tại Việt Nam
Thứ nhất, hai bên nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện kết hôn (đã nêu phía trên).
Thứ hai, để kết hôn với quân nhân cần phải đáp ứng thêm các điều kiện:
- Gia đình không được có ai tham gia Ngụy quân, Ngụy quyền hoặc làm tay sai cho chế độ phong kiến.
- Gia đình không được có ai có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
- Về tôn giáo: Không tham gia tôn giáo.
- Về quốc tịch: Buộc quốc tịch phải là Việt Nam, tuy nhiên người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam cũng không đủ điều kiện kết hôn.
- Về dân tộc: Trong gia đình không được có người là dân tộc Hoa.
Quân nhân có được kết hôn với người nước ngoài không?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định trực tiếp về vấn đề Quân nhân có được kết hôn với người nước ngoài không. Tuy nhiên thông qua các quy định của pháp luật ta biết được, quân nhân là một đảng viên (trừ một số hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ) chính vì thế mà thông qua các quy định về những điều Đảng viên không được làm ta thấy được.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Công văn 02-HD/UBKTTW quy định Đảng viên không được làm có nhắc đến như sau: Đảng viên không được kết hôn hoặc có con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực với tổ chức đảng quản lý trực tiếp và chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 53 Quy định 69-QĐ/TW xử lý vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài như sau:
– Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
- Có con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ nơi sinh hoạt, cấp ủy quản lý mình về lai lịch, thái độ chính trị của con dâu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ.
– Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
- Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt.
– Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
- Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện được kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.
- Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo bằng văn bản với chi bộ về lai lịch của người đó hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền không đồng ý nhưng vẫn thực hiện.
- Làm hồ sơ để kết hôn với người nước ngoài, làm thủ tục để sinh sống, định cư hoặc nhập quốc tịch ở nước ngoài trái pháp luật.
Chính vì thế mà thông qua các quy định trên ta biết được quân nhân không được kết hôn với người nước ngoài.
Cách viết lý lịch tự khai kết hôn với quân nhân như thế nào?
Cách viết từng phần trong sơ yếu lý lịch kết hôn với quân nhân như sau:
Thứ nhất, thông tin cá nhân:
– Họ tên: Tương tự như sơ yếu lý lịch thông thường, viết chữ in hoa có dấu, đầy đủ họ tên theo giấy khai sinh của bạn.
– Giới tính: Giới tính giống như trên giấy khai sinh của bạn, nam thì ghi “nam”, còn nữ thì ghi “nữ”.
– Ngày tháng năm sinh: Ghi theo ngày tháng năm sinh của bạn theo chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, ghi đủ ngày, tháng, năm.
– Nơi sinh: Tương tự, nơi sinh ghi giống như trong giấy khai sinh của bạn.
– Dân tộc: Bạn là dân tộc gì thì ghi dân tộc đó, giống với 54 dân tộc của Việt Nam như Kinh, Tày, Nùng, Dao…
– Quốc tịch: Như đã nói ở trên, để có thể kết hôn với bộ đội thì bạn cần có quốc tịch Việt Nam, vì vậy quốc tịch sẽ ghi là Việt Nam.
– Nghề nghiệp: Ghi rõ nghề nghiệp, ngành nghề mà bạn đang làm việc hiện tại, ví dụ như giáo viên.
– Nơi công tác: Địa chỉ nơi bạn đang làm việc, công tác, bao gồm cả tên cơ quan, công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
– Quê quán: Quê quán của bạn ở đâu thì bạn ghi ở đó, có thể dựa vào chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu để viết mục này.
– Thông tin giấy tờ cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ hợp lệ khác, gồm số, ngày cấp và nơi cấp các giấy tờ này.
Thứ hai, hoàn cảnh cá nhân: Ghi rõ các mốc thời gian trong cuộc đời bạn như từng học ở đâu, hiện nay làm công việc gì.
Tiếp đó, bạn cần ghi rõ tình trạng hôn nhân của bản thân, đang độc thân hay đã từng kết hôn. Nếu bạn đã từng lấy chồng, lấy vợ thì ghi rõ thông tin của chồng cũ, vợ cũ gồm họ tên và nơi cư trú. Bạn cũng cần giải thích lý do vì sao mình ly hôn với người cũ.
Thứ ba, hoàn cảnh gia đình: (thường là thông tin 3 đời nhà bạn)
– Thông tin ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ: Gồm họ tên, ngày tháng năm sinh của từng người, đồng thời liệt kê các thông tin của ông, bà, cha, mẹ bạn như: Dân tộc, quê quán, quốc tịch, nơi cư trú…
– Thông tin anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của từng người và bao gồm cả nơi cư trú.
Thứ tư, cam đoan: Bạn phải cam đoan những thông tin nêu trong lá đơn là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có bất kỳ thông tin sai sót nào sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Cuối cùng, bạn đừng quên ký, ghi rõ họ tên của mình và ghi đúng địa chỉ, ngày tháng năm viết sơ yếu lý lịch.
Thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn với quân nhân
Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
– Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
- Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
- Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quân nhân có được kết hôn với người nước ngoài không?″. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Do tính chất đặc thù của công việc có liên quan đến bảo vệ an ninh tổ quốc nên các điều kiện để kết hôn với bộ đội sẽ có phần khắt khe và phải được thẩm định nghiêm ngặt hơn đối với lý lịch của đối tượng kết hôn.
Bộ đội, công an thuộc quyền quản lý của Nhà nước, do đó đòi hỏi họ cần phải luôn nghiêm túc, thực thi tốt công việc, bởi vậy mà cũng có những yêu cầu nhất định với ngành nghề này.
Thẩm quyền cấp quyết định cho phép kết hôn và giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân:
– Quân nhân nộp đơn tìm hiểu để kết hôn và Đơn xin kết hôn gửi đến phòng Tổ chức cán bộ của đơn vị công tác;
– Phòng này sẽ thực hiện việc thẩm tra lý lịch của gia đình người kết hôn với quân nhân;
– Sau khi thẩm tra lý lịch, nếu đáp ứng đủ điều kiện, Phòng ra quyết định có cho phép hai bạn kết hôn hay không. Nếu đồng ý thì Phòng sẽ gửi quyết định cho phép kết hôn và Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho quân nhân.
Các giấy tờ cần có khi muốn kết hôn với quân nhân
– Bản sao hộ khẩu;
– Chứng minh nhân dân/CCCD (bản sao có chứng thực);
– Quyết định cho phép kết hôn;
– Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân