Ngày 18/11/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 103/2021/TT-BTC hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể như thế nào. cùng Luật sư X tham khảo qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 103/2021/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Theo đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lítđối với các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu madút ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa và được xác định là một yếu tố hình thành giá cơ sở và giá bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở.
Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu nêu trên được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu.
Bộ Công Thương căn cứ số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tình hình thực tế tại thời điểm điều hành giá xăng dầu, diễn biến giá cơ sở xăng dầu và ý kiến của Bộ Tài chính để quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm mức trích lập cho phù hợp; Trường hợp Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có ý kiến khác nhau thì Bộ Công Thương quyết định để áp dụng.
Thông tư về Quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu có hiệu lực kể từ ngày 02/01/2022.
Kinh doanh xăng dầu là gì?
Liên quan đến vấn đề kinh doanh xăng giả. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động:
+ Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;
+ Sản xuất và pha chế xăng dầu;
+Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
+ Cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Mức xử phạt kinh doanh xăng giả
Tùy vào tính chất vụ việc, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà việc sản xuất, kinh doanh xăng giả sẽ bị xử lý theo các quy định khác nhau của pháp luật.
Xử phạt hành chính kinh doanh xăng giả
Hành vi kinh doanh xăng giả sẽ bị xử phạt theo Điều 34 Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Theo đó:
–Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối;
b) Thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối;
c) Thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;
d) Không có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
–Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;
-Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện đối với hành vi thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;
Xem thêm:
- Buôn bán, kinh doanh xăng giả bị xử lý như thế nào?
- Thủ tục mở cây xăng dầu
- Nhân viên cây xăng bơm láo bị phạt thế nào?
Trên đây là tư vấn của luật sư X về vấn đề “Quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu”, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật hình sự hoặc liên hệ hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Nhân viên cây xăng có thể xử phạt đến 5 năm tù
Mức xử phạt đối với tội danh này phụ thuộc vào giá trị số tiền chiếm đoạt được cũng như các tình tiết có tính tổ chức, nguy hiểm. Cụ thể tại Điều 198 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung.
Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 3 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
– Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định này và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
– Bản sao chứng chỉ hoặc giấy tờ tương đương về đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên cửa hàng theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định này.
Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ giá xăng dầu:
1. Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
2. Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).
3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.