Công tác giáo dục đóng vai trò rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước. Do đó, nước ta đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục không chỉ ở các bộ ngành mà còn ở các địa phương cấp huyện, xã để nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Nhiều độc giả thắc mắc không biết pháp luật Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp xã như thế nào? Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định ra sao? Nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kiểm tra công tác quản lý giáo dục cấp xã là gì? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp xã như thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã
Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp xã duyệt kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương khi được phê duyệt.
2. Đầu tư hoặc tham gia đầu tư xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trung tâm học tập cộng đồng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng trường chuẩn quốc gia, kế hoạch sử dụng đất dành cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
3. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học cao nhất là trung học cơ sở; huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn xã, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình dành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh.
4. Kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, giáo dục của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn. Chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo quy định.
2. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để bảo đảm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tạo điều kiện cho mọi người được học tập suốt đời.
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền được giao theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
4. Giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kiểm tra công tác quản lý giáo dục cấp xã
Theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, theo đó:
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Về pháp luật
a) Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
c) Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công;
đ) Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó;
e) Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
g) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
h) Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
… 20. Về kiểm tra, thanh tra
a) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
b) Kiểm tra, thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện trách nhiệm quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính về giáo dục theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giáo dục không?
Về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giáo dục của Chủ tịch UBND cấp xã tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 04/2021/NĐ-CP (được sử đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn (cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
Dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Điều 29 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 14 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính như sau:
- Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.
- Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp xã” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ trích lục bổ sung hộ tịch, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về kiểm tra, thanh tra
a) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
b) Kiểm tra, thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện trách nhiệm quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính về giáo dục theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giáo dục của Chủ tịch UBND cấp xã tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 04/2021/NĐ-CP (được sử đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn (cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
Quy định về quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp xã trong việc tham gia xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục như sau:
1. Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp xã duyệt kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương khi được phê duyệt.
2. Đầu tư hoặc tham gia đầu tư xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trung tâm học tập cộng đồng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng trường chuẩn quốc gia, kế hoạch sử dụng đất dành cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn.