Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Các bên tham gia vào các quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lí tương ứng. Các quyền, nghĩa vụ pháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác nhau. Cùng Luật sư X tìm hiểu về quan hệ pháp luật đất đai qua bài viết bên dưới.
Quan hệ pháp luật đất đai là gì?
Quan hệ đất đai là quan hệ giữa các chủ thể trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Các quan hệ này rất đa dạng và phức tạp, nó xuất hiện trên cơ sở chế độ sở hữu đất đai của mỗi chế độ kinh tế, xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyền sở hữu đất đai chỉ có một chủ thể duy nhất đó là Nhà nước. Nhà nước ta cũng là người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Cho nên, chỉ có thể trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có hiệu lực cao thì chế độ sở hữu toàn dân và chức năng quản lý thống nhất toàn bộ đất đai mới thực hiện một cách hiệu quả.
Như vậy, quan hệ pháp luật đất đai, trước hết là quan hệ giữa chủ sở hữu với các chủ sử dụng cụ thể và giữa các chủ sử dụng với nhau, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Cho nên, quan hệ pháp luật đất đai là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật đất đai
Trên cơ sở quan niệm như vậy, quan hệ pháp luật đất đai có các đặc điểm sau:
– Quan pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người (các quan hệ xã hội). Quan hệ này có thể là quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất, quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai;
– Quan hệ pháp luật đất đai phải là loại quan hệ được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, quy định cho các bên trong quan hệ có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác. Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, ữong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ đất đai. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên.
Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai
– Chủ thể có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất
Đây là đối tượng sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất ổn định được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đương nhiên được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo Luật đất đai và theo các mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các cơ quan quản lí đất đai trung ương ở mỗi giai đoạn lịch sử phát hành. Người được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 60/CP ngày 05/7/1994 cũng là người sử dụng đất hợp pháp. Các loại giấy tờ này có giá trị pháp lí như nhau, không có sự phân biệt về mặt quyền lợi.
– Chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất.
Tính hợp lệ cùa các giấy tờ đó thể hiện tư cách chủ thể của người sử dụng đất. Đó là những giấy tờ do Nhà nước cấp cho người sử dụng thể hiện thông qua các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất của cơ quan quản lí đất đai, bản án của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thông qua nguồn gốc hợp pháp của quyền sử dụng đất được chính quyền cơ sở xác nhận. Các trường hợp này được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và trong thời gian chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn thực hiện các quyền của mình.
– Chủ thể được xem xét công nhận quyền sử dụng đất
Thực tế đối tượng này không đủ giấy tờ theo quy định nhưng việc sử dụng đất được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị tran xác nhận về thời điểm sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, không có tranh chấp, khiếu nại về đất đai và làm thủ tục để được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
hữu, đặc biệt là quyền định đoạt đất đai, quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua chính sách tài chính về đất đai và phần giá tri tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất đầu tư. Các nghĩa vụ của Nhà nước gắn với các nội dung quan trọng trong quản lí nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật đất đai năm 2013.
Đối với người sử dụng đất, pháp luật đất đai thiết kế quyền và nghĩa vụ của họ cũng có nhiều nét khác biệt so với trước đây, đặc biệt là so với Luật đất đai trước đây Hiện nay, kết cấu quyền và nghĩa vụ pháp lí của người sử dụng đất gồm 3 phần:
– Phần thứ nhất là những quyền và nghĩa vụ chung nhất của mọi đối tượng sử dụng đất không phân biệt hình thức sử dụng đất do Nhà nước xác lập.
– Phần thứ hai là quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất và gắn liền đó là những nghĩa vụ phù hợp với hình thức sử dụng đất mà họ lựa chọn.
– Phần thứ ba là những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng đất khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai.
Trên cơ sở Luật đất đai năm 2013, quyền và nghĩa vụ pháp lí của người sử dụng đất sẽ phân chia theo từng loại chủ thể, cụ thể đó là tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử dụng đất.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về pháp luật đất đai. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quan hệ pháp luật đất đai là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Một quan hệ pháp luật đất đai được cấu thành bởi các yếu tố: chủ thể, nội dung và khách thể của quan hệ pháp luật đất đai
Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai là cái mà các chủ thể nhằm hướng tới, đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
1. Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
4. Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.
5. Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
6. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
7. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.