Việc dừng đổ xe dưới tán cây tiềm ẩn nhiều nguy cơ như cành cây, quả rơi gây hư hỏng xe. Vậy những trường hợp quả rụng vỡ kính xe người trồng cây có phải bồi thường không? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường thiệt hại là Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trên thực tế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm các loại trách nhiệm sau đây, cụ thể là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
Trong đó:
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm mà các chủ thể gây ra thiệt hại bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm những tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Các chủ thể gây ra thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai thì còn phải thực hiện việc bồi thường một khoản tiền để nhằm mục đích bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Cơ sở bồi thường thiệt hại
Ta nhận thấy rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ được đặt ra khi các chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại cho các chủ thể khác trên thực tế. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Các chủ thể có hành vi trái pháp luật:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể chỉ được phát sinh khi và chỉ khi có hành vi trái pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng với người có hành vi đó.
Khi một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ theo quy định.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể là các trường hợp sau đây:
+ Thứ nhất: Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền thì người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại.
+ Thứ hai: Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng thì người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại.
– Thứ hai: Có thiệt hại xảy ra trong thực tế:
Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm các thiệt hại sau:
+ Những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn.
+ Những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản.
+ Những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Những thiệt hại này được chia làm 2 loại cụ thể sau:
+ Thiệt hại trực tiếp ví dụ như:
Thiệt hại về chi phí thực tế và hợp lý: đây là những khoản hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia gây ra.
Thiệt hại về tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
+ Thiệt hại gián tiếp: đây là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Thứ ba: Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra:
Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì việc xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra để tránh sai lầm khi áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thứ tư: Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự:
Lỗi là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi do cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ các trường hợp đã có thỏa thuận trước đó hoặc pháp luật quy định khác.
Như vậy khi áp dụng các quy định về trách nhiệm dân sự không cần xác định mức lỗi của người vi phạm là vô ý hay cố ý nếu các bên không có thỏa thuận và không có quy định pháp luật khác.
Quả rụng vỡ kính xe người trồng cây có phải bồi thường không?
Trước tiên cần nói về quyền của người chủ cây trồng. Khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Do đó, việc trồng cây trong phần đất của mình phải đảm bảo đúng quy định và không làm ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của người liền kề.
Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Trường hợp quả cây rơi rụng hoàn toàn do lỗi của chủ cây thì chủ cây phải bồi thường thiệt hại cho chủ xe theo khoản 3 Điều 584 và Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 .
Trong trường hợp bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của chủ xe thì chủ cây không phải chịu trách nhiệm bồi thường theo khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 .
Qua đó, vai trò quản lý cây cối và dừng đổ xe của các chủ thể cần được chú trọng, từ đó tránh các tranh chấp đáng tiếc phải xảy ra.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Quả rụng vỡ kính xe người trồng cây có phải bồi thường không?
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có phải bồi thường thiệt hại khi thả rông súc vật?
- Thiệt hại do thiên tai gây ra có được bồi thường không?
- Chủ sở hữu có phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quả rụng vỡ kính xe người trồng cây có phải bồi thường không?″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ; thành lập công ty ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của BLTTDS năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là thời hạn do pháp luật quy định mà trong thời hạn đó, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kế từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyển, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Theo khoản 2 điều 584 BLDS:
Do phòng vệ chính đáng;
Do sự kiện bất khả kháng;
Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
Các bên có thỏa thuận khác.