Định giá tài sản trong tố tụng hình sự góp phần quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vậy phương pháp định giá tài sản cần được tiến hành như thế nào? Thời gian định giá ra sao? Dưới đây là phần giải quyết về vấn đề này của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
- Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
Định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Trong Bộ luật Hình sự có rất nhiều tội danh quy định yếu tố giá trị tài sản bị xâm phạm (hư hỏng, huỷ hoại, chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép…); nó là một trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Việc xác định giá trị tài sản bị xâm phạm có ý nghĩa quan trọng; và mang tính bắt buộc; để xác định hành vi xâm phạm về tài sản có phải là tội phạm hay không. Bên cạnh đó, việc định giá tài sản còn là căn cứ để xác định khung hình phạt; đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi lượng hình; và xác định mức bồi thường cho người bị thiệt hại về tài sản.
Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:
- Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;
- Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;
- Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;
- Tên tài liệu có liên quan (nếu có);
- Nội dung yêu cầu định giá tài sản;
- Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản; cơ quan yêu cầu định giá phải giao; hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Việc yêu cầu định giá tài sản để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Phương pháp định giá tài sản
Căn cứ vào loại tài sản; thông tin và đặc điểm của tài sản; tình hình khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; Hội đồng định giá thực hiện định giá tài sản theo tiêu chuẩn về thẩm định giá, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ và các tiêu chuẩn, phương pháp định giá quy định tại pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản cần định giá.
Điều 16. Khảo sát tài sản cần định giá; khảo sát giá; thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm tổ chức cho Hội đồng định giá khảo sát trực tiếp tài sản hoặc mẫu tài sản cần định giá.
2. Tùy theo tính chất, đặc điểm, tình hình thực tế của tài sản cần định giá, Hội đồng định giá trực tiếp hoặc giao Tổ giúp việc Hội đồng (nếu có) thực hiện khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá bằng ít nhất một trong các hình thức sau:
a) Khảo sát giá thị trường theo giá bán buôn, giá bán lẻ của tài sản cùng loại hoặc tài sản tương tự;
b) Nghiên cứu giá tài sản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định đã được áp dụng tại địa phương;
c) Tham khảo giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp, giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá, các nguồn thông tin khác về giá trị của tài sản cần định giá.
Phương pháp định giá tài sản trong một số trường hợp cụ thể
Đối với một số trường hợp cụ thể; việc định giá tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 nghị định 30/2018/NĐ-CP; đồng thời tiến hành như sau:
– Tài sản chưa qua sử dụng:
Hội đồng định giá xác định giá của tài sản theo giá của tài sản giống hệt còn mới; hoặc tài sản tương tự còn mới (nếu không có tài sản giống hệt).
Tài sản giống hệt là tài sản giống y tài sản cần định giá.
Tài sản tương tự là tài sản cùng loại, tương đồng với tài sản thẩm định giá về một số đặc trưng cơ bản như mục đích sử dụng, công dụng, đặc điểm pháp lý và một số đặc điểm về kinh tế – kỹ thuật chủ yếu như nguyên lý cấu tạo, tính năng kỹ thuật, tính năng sử dụng,…
– Tài sản đã qua sử dụng:
Hội đồng định giá xác định giá của tài sản; trên cơ sở xác định giá trị thực tế của tài sản.
– Tài sản bị hủy hoại, hư hỏng một phần; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ; nhưng vẫn có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị hủy hoại, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ; Hội đồng định giá xác định giá trên cơ sở chi phí khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản; trước khi bị hủy hoại, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ.
– Tài sản bị mất, thất lạc; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ và không có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng: Hội đồng định giá xác định giá của tài sản theo hồ sơ của tài sản; trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá.
– Tài sản là hàng giả: Hội đồng định giá xác định giá tài sản theo giá của hàng thật hoặc giá của tài sản; tương tự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
– Tài sản không mua bán phổ biến trên thị trường; tài sản là kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị văn hóa, tôn giáo, khảo cổ, kiến trúc, lịch sử: Hội đồng định giá xác định giá tài sản dựa trên kết quả giám định, ý kiến đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và chuyên gia về lĩnh vực này; hoặc giá trị ghi trong hồ sơ, tài liệu của tài sản.
Tiến hành định giá tài sản
Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá; hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản; nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.
– Hội đồng định giá theo vụ việc:
Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là cấp bộ); Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng định giá theo vụ việc cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp; để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Hội đồng định giá theo vụ việc cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá trong các trường hợp sau:
+ Thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21; và Điều 22 Nghị định 30.
+ Thực hiện định giá lần đầu đối với tài sản thuộc các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp liên quan đến nhiều cấp và được dư luận xã hội quan tâm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
+ Đối với vụ án có nhiều loại tài sản khác nhau; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản, yêu cầu của vụ án để phân loại tài sản và thực hiện yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao theo các trường hợp sau:
Trường hợp phân loại được tài sản để tách riêng thực hiện định giá đối với từng nhóm tài sản; thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá đối với từng nhóm tài sản.
Trường hợp không thể phân loại được tài sản; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực đối với một loại tài sản trong số các tài sản của vụ án chủ trì thành lập Hội đồng định giá; riêng trường hợp trong số các tài sản cần định giá có tài sản là đất, quyền sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương chủ trì thành lập Hội đồng định giá (không phân biệt quyền sở hữu tài sản).
Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tài sản khác; còn lại có trách nhiệm cử đại diện tham gia làm thành viên Hội đồng định giá; theo yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện định giá lại trong trường hợp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
– Hội đồng định giá thường xuyên:
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên để định giá tài sản.
Hội đồng định giá thường xuyên cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Hội đồng định giá thường xuyên cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
Thời hạn định giá tài sản
Việc định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản thực hiện theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu; Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản; nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết.
Câu hỏi thường gặp
Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:
Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;
Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;
Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;
Tên tài liệu có liên quan (nếu có);
Nội dung yêu cầu định giá tài sản;
Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.
Căn cứ vào loại tài sản; thông tin và đặc điểm của tài sản; tình hình khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; Hội đồng định giá thực hiện định giá tài sản theo tiêu chuẩn về thẩm định giá, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ và các tiêu chuẩn, phương pháp định giá quy định tại pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản cần định giá.
Việc định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản thực hiện theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X; hãy liên hệ:
Hotline: 0833.102.102
Xem thêm: Thủ tục tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự