Hiện nay, để tiết kiệm chi phí cũng như là để thuận tiện trong quá trình kinh doanh thì nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân yêu cầu nhà nước cấp đất, giao đất, cho thuê đất để sử dụng. Và để đáp ứng những yêu cầu đó thì các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện lập phương án sử dụng đất. Vì vậy, Luật sư X xin gửi đến các bạn đọc mẫu phương án sử dụng đất dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 126/2017/NĐ-CP
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
- Thông tư 07/2015/TT-BTNMT
Phương án sử dụng đất là gì?
Phương án sử dụng đất là tập hợp các đề xuất về hình thức sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) của địa phương đã được phê duyệt và công bố của các diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư 100% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Đồng thời phương án sử dụng đất là cơ sở quan trọng để xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị của đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ và hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất và diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng.
Các bước lập phương án sử dụng đất?
Bước 1: Tiến thành xác định tổng diện tích và ranh giới đất mà công ty nông, lâm nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng.
Bước 2: Tiến thành xác định diện tích và ranh giới đất công ty nông, lâm nghiệp đề nghị giữ lại, trong đó phải làm rõ các vấn đề sau:
- Cơ cấu sử dụng đất theo nhóm đất đảm bảo mục tiêu phương án sử dụng đất sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Vị trí, ranh giới, diện tích từng loại đất và thời hạn sử dụng đối với diện tích đất sử dụng để Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và không thu tiền cho thuê đất.
Bước 3: Thực hiện xác định vị trí, ranh giới và diện tích đất theo từng loại đất đã bàn giao cho địa phương.
Bước 4: Tiến hành tổng hợp từng loại đất đã xác định tại bước 1, 2 và 3 theo từng đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn.
Bước 5: Lập bản đồ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp trên nền bản đồ địa chính của xã, phường, thị trấn hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện có.
Bước 6: Hoàn thiện phương án sử dụng đất dựa theo kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính.
Bước 7: Tiến hành xác định các giải pháp tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất.
Các trường hợp phải lập phương án sử dụng đất?
Theo quy định pháp luật hiện hành chỉ quy định hai trường hợp tổ chức sử dụng đất phải lập phương án sử dụng đất, đối với các trường hợp sử dụng đất còn lại thì không phải lập phương án sử dụng đất. Hai trường hợp phải lập phương án sử dụng đất bao gồm:
– Trường hợp các tổ chức kinh tế đang được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích đất nông, lâm nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
– Trường hợp các doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa được quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất?
Quá trình thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất của công ty được thực hiện qua 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Người yêu cầu giải quyết thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh: cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý và tính đầy đủ nội dung của hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất.
- Trong trường hợp hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất bị thiếu nội dung, hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để người nộp hồ sơ thực hiện cung cấp, bổ sung nội dung theo đúng quy định của pháp luật.
- Trường hợp hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất đầy đủ, hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ và in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, sau đó nhập thông tin hồ sơ vào phần mềm quản lý và chuyển giao hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường (thông qua đường bưu điện).
Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có liên quan tiến hành tổ chức thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện để lấy ý kiến trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trườn trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp để thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp; gửi thông báo kết quả thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến công ty nông, lâm nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn không quá 05 ngày ;àm việc tính từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến.
- Trường hợp hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất không đủ điều kiện giải quyết hoặc có yêu cầu bổ sung nội dung thì phải có văn bản nêu rõ lý do, đồng thời trả lại Trung tâm đúng thời gian quy định.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường giao kết quả hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất về Trung tâm (việc nhận và giao kết quả hồ sơ thông qua đường bưu điện). Trung tâm có trách nhiệm thu phí, lệ phí và giao trả kết quả cho người thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất.
Tải xuống biểu tổng hợp nội dung phương án sử dụng đất
Mời bạn xem thêm:
- Giao đất thực địa làm nhà ở được không?
- quy định về giao đất có thu tiền sử dụng đất?
- Trình tự thủ tục giao đất tái định cư?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là thông tin của Luật sư X về vấn đề “mẫu phương án sử dụng đất”, hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích hoặc giải đáp thắc mắc cho bạn.
Nếu bạn quan tâm hay còn thắc mắc về các vấn đề đất đai, hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản hoặc về các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ qua hotline: 0983.102.102
Hai mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Thời gian này không bao gồm thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan và thời gian các cơ quan gửi văn bản góp ý kiến về Sở Tài nguyên và Môi trường.)
a) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;
b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 58/2021/TT-BQP quy định về việc xây dựng phương án sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm như sau:
Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đầu mối thuộc quyền rà soát, xác định diện tích đất quốc phòng sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm, lập hồ sơ phương án sử dụng đất theo quy định tại Điều 7 Thông tư này báo cáo về đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để tổng hợp.
Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 26/2021/NĐ-CP, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt phương án sử dụng đất, báo cáo về Bộ Quốc phòng.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phê duyệt phương án sử dụng đất, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi phương án đã được phê duyệt về Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng để tổng hợp, theo dõi.
Trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 26/2021/NĐ-CP, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập Tờ trình theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP cùng hồ sơ phương án sử dụng đất gửi Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, báo cáo Bộ Tổng Tham mưu cho ý kiến.
Căn cứ kết quả thẩm định phương án và ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu, Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phê duyệt.
Quy trình lập phương án đối với công ty nông lâm nghiệp được quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2015/TT-BTNMT như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu; khảo sát thực địa; đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
Bước 2: Lập phương án sử dụng đất.
Bước 3: Thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất.