Chào Luật sư, hàng xóm tôi mới đây đã vi phạm pháp luật nhưng đang mang thai được 3 tháng. Luật sư cho tôi hỏi Phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi phạm tội xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi phạm tội xử phạt như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi phạm tội xử phạt như thế nào?
Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
– Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
+ Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
+ Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
+ Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
– Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Theo đó, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Người bị kết án liên tục có thai để hoãn chấp hành hình phạt tù thì xử lý như thế nào?
Tại Mục II.4 Văn bản Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ 01/2017/GĐ-TANDTC do Tòa án nhân dân tối cao ban hành 2017 thì:
“Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015) thì người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong trường hợp “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi”.
Như vậy, nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.”
Như vậy, có thể mang thai và sinh con liên tục để hoãn chấp hành hình phạt tù mà không có giới hạn mặc dù mục đích để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.
Ai có thẩm quyền ra Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù cho phụ nữ có thai?
Theo Điều 21 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự:
– Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
– Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
– Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình.
– Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
– Ra quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài.
– Ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Theo đó, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ mang thai.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi phạm tội xử phạt như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ thám tử tận tâm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy định tạm ngừng kinh doanh, trích lục bản án ly hôn, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu… hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định thì phụ nữ đang nuôi con nhỏ sẽ được tạm hoãn chấp hành phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Căn cứ Điều 24 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định về thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù, cụ thể như sau:
“Điều 24. Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù
Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản trả lời người có đơn đề nghị hoặc cơ quan có văn bản đề nghị và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hoãn thi hành án cư trú, làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
đ) Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người nước ngoài”.
Hồ sơ hoãn đề nghị chấp hành án phạt tù bao gồm:
Bản sao bản án hoặc bản sao trích lục bản án hình sự;
Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện (trường hợp Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù);
Đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù của người bị kết án (trường hợp người bị kết án xin hoãn chấp hành hình phạt tù). Đơn của người thân thích của người bị kết án hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, của chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú (trường hợp không có đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an và người bị kết án tại ngoại không thể tự mình làm đơn đề nghị);
Đối với người bị kết án bị bệnh nặng phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án. Đối với người bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS thì chỉ cần kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và trong hồ sơ bệnh án phải xác định rõ là đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu (trường hợp đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù vì lý do người bị kết án bị bệnh nặng).
Đối với người bị kết án có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi phải có kết luận về tình trạng mang thai của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bản sao giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.
Đối với người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt thì phải có bản tường trình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
Đối với người bị kết án do nhu cầu công vụ thì phải có văn bản hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc trưng dụng người bị kết án phạt tù cần phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể.
Chứng minh thư (thẻ căn cước công dân, hộ chiếu), sổ hộ khẩu (bản photo công chứng);
Các tài liệu khác liên quan (nếu có).