Xin chào luật sư. Hiện nay mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế được pháp luật quy định như thế nào? Việc ký kết phụ lục hợp đồng có phải là quy định bắt buộc hay không? Ký kết phụ lục hợp đồng có cần lưu ý gì không? Trường hợp nào thì bắt buộc phải ký kết phụ lục hợp đồng? Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu phụ lục hợp đồng về kinh tế mới nhất được không? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phụ lục hợp đồng kinh tế là gì?
Khoản 1 Điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về phụ lục hợp đồng như sau: “Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.”
Nhiều người vẫn lầm tưởng phụ lục của hợp đồng là hợp đồng phụ. Tuy nhiên, trên thực tế, phụ lục của hợp đồng và hợp đồng phụ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng phụ được hiểu là một hợp đồng riêng biệt tách khỏi hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng chỉ là một bộ phận của hợp đồng, hiệu lực của phụ lực hợ đồng được quy định như hiệu lực của hợp đồng mà phụ lục này kèm theo. Các bên trong hợp đồng cùng lúc phải thực hiện các nội dung trong phụ lục và các nội dung khác được quy định trong hợp đồng.
Các dạng phụ lục hợp đồng kinh tế thông dụng hiện nay có thể kể đến như:
– Phụ lục bổ sung thông tin hợp đồng;
– Phụ lục sửa đổi nội dung hợp đồng;
– Phụ lục gia hạn thời hạn hợp đồng.
Nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng kinh tế
Soạn thảo phụ lục hợp đồng kinh tế phải đảm bảo đúng nguyên tắc luật định sẽ giúp đảm bảo giá trị của phụ lục hợp đồng sau khi ký kết. Các nguyên tắc lập phụ lục hợp đồng kinh tế được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể như sau:
- Một là, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi (Khoản 2 Điều 403 Bộ luật dân sự 2015);
- Hai là, hiệu lực của phụ lục hợp đồng phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng kinh tế được lập kèm theo hợp đồng chính và hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.
Như vậy, khi ký kết phụ lục hợp đồng kinh tế các bên phải tuân thủ các điều kiện theo quy định trên để đảm bảo việc ký kết là hợp pháp và phụ lục này phát sinh hiệu lực.
Có bắt buộc phải ký phụ lục hợp đồng kinh tế không?
Theo Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là văn bản được ban hành kèm theo và là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Có thể thấy rằng, hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục. Tuy nhiên, việc lập phụ lục hợp đồng sẽ xảy ra trong hai trường hợp sau đây:
- Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Và nội dung của phụ lục phải không được trái với nội dung của hợp đồng;
- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng…
Như vậy, khi hợp đồng thuộc vào một trong hai trường hợp nêu trên thì cần lập phụ lục cho hợp đồng.
Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Số: 01/PLHĐ
Hà Nội, ngày tháng năm …………
– Căn cứ theo HĐKT số ……………………… đã ký ngày tháng năm ……………… đã ký giữa …………………………………….. và ……………………………………………….
– Căn cứ nhu cầu thực tế của hai bên
Chúng tôi gồm có:
BÊN A | : | |
Người đại diện | : | |
Chức vụ: | : | |
Địa chỉ | : | |
Mã số thuế | : | |
BÊN B | : | |
Người đại diện | : | |
Chức vụ | : | |
Địa chỉ | : | |
Mã số thuế | : |
Sau khi xem xét, thỏa thuân hai bên đã đi đến thống nhất ký phụ lục của hợp đồng số ……………….., đã được hai bên ký kết ngày……… tháng……. năm…….. cụ thể như sau:
Điều 1: Bổ sung tài sản thuê là ………………………, giá thuê: …….……….. VNĐ/tháng.
Điều 2: Các nội dung khác hai bên đã thoả thuận tại hợp đồng số …………. ngày ……………….. đã ký giữa hai bên không thay đổi.
Điều 3: Điều khoản chung
3.1 Phụ lục này là một bộ phận không tách rời của hợp đồng số ……………. ngày ……………….. đã ký giữa hai bên.
3.2 Phụ lục hợp đồng này được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Tải mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn năm 2022
- Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán năm 2022
- Mẫu hợp đồng làm việc theo giờ mới nhất hiện nay
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phụ lục hợp đồng kinh tế năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3 Điều 421 Bộ Luật dân sự 2015 về sửa đổi hợp đồng có quy định: “Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu”. Như vậy hợp đồng đã công chứng rồi mà ký phụ lục thì phải công chứng luôn phần phụ lục hợp đồng.
Bộ luật dân sự và luật thương mại không quy định số lượng phụ lục hợp đồng được phép ký kết để sửa đổi, bổ sung hợp đồng chính. Tuy nhiên đối với từng loại hợp đồng trong từng nội dung công việc khác nhau sẽ chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành liên quan. Hiện tại chỉ có phụ lục hợp đồng lao động bị giới hạn về số lần ký kết phụ lục điều chỉnh thời hạn của hợp đồng lao động, còn lại các loại hợp đồng khác các bên được tự do thỏa thuận số lượng và nội dung phụ lục hợp đồng.
Nếu xảy ra trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 403 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:
– Các bên không có thỏa thuận khác thì các điều khoản trái với nội dung trong Hợp đồng trong phụ lục hợp đồng không có hiệu lực. Lúc này, các nội dung của hợp đồng sẽ được giữ nguyên như thời điểm ban đầu;
– Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi và nội dung trong hợp đồng được sửa đổi theo nội dung của phụ lục hợp đồng.