“Xin chào luật sư. Hiện tại tôi mới chuyển sang một công ty mới. Tôi được công ty trợ cấp một khoản nhỏ để phục vụ cho việc đi lại, xăng xe. Tôi muốn hỏi khoản phụ cấp này có phải chịu thuế TNCN không? Theo quy định pháp luật hiện nay, phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phụ cấp xăng xe là gì?
Phụ cấp xăng xe được hiểu là khoản tiền cố định công ty hỗ trợ tiền xăng – đi lại cho công nhân, người lao động nhằm chia sẻ bớt một phần chi phí phải chi cho các khoản sinh hoạt thiết yếu của họ.
Tương tự như các khoản phụ cấp khác như chuyên cần, điện thoại, nhà ở, ăn trưa… NLĐ cũng có thể nhận được thêm phụ cấp xăng xe hoặc không tùy vào chế độ của mỗi công ty và đặc thù công việc đang đảm nhận.
Các khoản phụ cấp không phải chịu thuế TNCN
Các khoản trợ cấp, phụ cấp sau không phải chịu thuế TNCN:
Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 1 lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp 1 lần với những người tham gia kháng chiến, làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
- Phụ cấp quốc phòng an ninh và các khoản trợ cấp cho lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp nguy hiểm độc hại
- Phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực.
- Phụ cấp khó khăn, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phục hồi sức khỏe sau sinh, suy giảm khả năng lao động, hưu trí 1 lần, trợ cấp mất việc làm hoặc các khoản khác theo quy định của Luật Lao động và bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp của các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định Phụ cấp của các lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp 1 lần với những đối tượng chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Trợ cấp chuyển vùng 1 lần với các đối tượng: người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam lao động, người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam…
- Phụ cấp của nhân viên y tế thôn bản.
- Phụ cấp của đặc thù ngành nghề khác.
Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về hu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công cụ thể như sau:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
- Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
++ Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
++ Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
++ Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Đồng thời, Công văn 79557/CT-TTHT năm 2018 cũng có nêu rõ:
Trường hợp Công ty trả phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe (từ nhà đến công ty theo mức cố định hàng tháng), điện thoại, phụ cấp chuyên cần cho người lao động, ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì:
- Về khoản phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, phụ cấp chuyên cần: Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
- Về khoản phụ cấp tiền điện thoại: khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, phụ cấp tiền điện thoại sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cho người lao động, nếu trường hợp phụ cấp điện thoại chi cao hơn mức khoán chi thì phân chi cao hơn sẽ tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Phụ cấp xăng xe có phải đóng BHXH không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021 của Bộ Lao động Thương binh xã hội:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
– Khoản tiền thưởng theo quy định của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
– Khoản tiền ăn giữa ca;
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động…
Như vậy, phụ cấp xăng xe thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, khoản phụ cấp này là do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà hiện nay
- Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động
- Một số quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng có phụ cấp xăng xe, điện thoại mà tùy thuộc vào tính chất công việc và loại hình công ty. Vì thực tế, có những công ty không yêu cầu sử dụng điện thoại hoặc di chuyển trong quá trình làm việc.
Với hình thức tra cứu này, bạn cần thực hiện lần lượt theo các bước sau:
– Đăng ký tài khoản, truy cập đường link: https://canhan.gdt.gov.vn
– Ấn chọn mục Tra cứu.
– Điền vào loại tờ khai mong muốn, trạng thái và thời gian muốn tra cứu (ngày, tháng, năm).
– Bấm Tra cứu.