Trong cuộc sống ngày nay thì quan hệ giữa người sử dụng lao dộng và lao động là một trong những mối quan hệ khá phổ biến do sự phát triển của hoạt động kinh doanh, sản xuất và nhu cầu của các cá nhân. Trong mối quan hệ này thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận trực tiếp cụ thể với nhau về công việc, tiền lương, phụ cấp, cũng những nghĩa vụ và quyền lợi có liên quan của các bên mà không trái với quy định pháp luật hiện hành. Thâm niên, có lẽ là từ được nghe thấy nhiều trong quan hệ lao động, tuy nhiên không hẳn người lao động đã hiểu rõ về ý nghĩa cũng như phụ cấp thâm niên trong doanh nghiệp được pháp luật quy định ra sao?
Để giải đáp câu hỏi trên mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Thâm niên và phụ cấp thâm niên trong doanh nghiệp được định nghĩa là gì?
- Hiện nay thì pháp luật chưa có nội dung quy định cụ thể về khái niệm thâm niên, nhưng thâm niên có thể được hiểu là khoảng thời gian làm việc liên tục liền mạch của người lao động tại một cơ quan, một ngành, nghề, đơn vị nào đó và được tính theo năm. Thâm niên được sử dụng làm căn cứ để tính phụ cấp cho người lao động chủ yếu thường được áp dụng trong cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang. Còn ngoài khối nhà nước thì vẫn có môt số doanh nghiệp cũng sử dụng thâm niên để tính phụ cấp cho người lao động của công ty mình tuy nhiên thì sẽ phụ thuộc vào chế độ phúc lợi riêng của từng người sử dụng lao động.
- Căn cứ theo Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 thì: Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các thỏa thuận về chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay cacs chề độ khuyến khích khác. Phụ cấp thâm niên được hiểu là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người lao động có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực thúc đẩy người lao động làm việc cống hiến hơn vì đơn vị. Người lao động càng có nhiều năm gắn bó với nghề thì càng có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, mà đối với đa số các ngành nghề thì kinh nghiệm cũng là điểm vô cùng quan trọng, người lao động sẽ càng dễ nắm bắt công việc hơn, thúc đẩy hiệu suất cao hơn dựa. Và như quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 thì phụ cấp thâm niên ở các doanh nghiệp sẽ do từng chế độ đãi ngộ riêng của người sử dụng lao động do vậy không phải người lao động nào cũng được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, ở một số ngành nghề, cơ quan nhà nước thì tiền lương hàng tháng sẽ có thêm một khoản phụ cấp thâm niên, cụ thể:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân Việt Nam.
- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu
- Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành như: Hải quan, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra thi hành án dân sự, kiểm lâm.
- Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở công lập đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
Phụ cấp thâm niên trong doanh nghiệp được quy định ra sao?
Tiền lương và các chế độ, lương thưởng khác ghi trong hợp đồng lao động được đề ra rõ ràng theo quy định tại Khoản 5, Điều 3, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động bao gồm:
Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
Thứ nhất, mức lương theo công việc hoặc chức danh: Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
Thứ hai, phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên, cụ thể như sau:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Thứ ba, các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà theo thỏa thuận của hai bên đã thỏa thuận, như sau:
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
- Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;
- Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
Như vậy có thể thấy trong quy định của Bộ luật lao động năm 2019 chưa có quy định rõ ràng về phụ cấp thâm niên. tuy nhiên, đối chiếu với quy định trên, phụ cấp thâm niên cũng được cho là phụ cấp lương và việc xác định phụ cấp thâm niên được thực hiện theo tinh thần quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động năm 2019, theo đó, chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng con người.
Hưởng phụ cấp thâm niên doanh nghiệp, người lao động có phải đóng Bảo hiểm xã hội?
Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, các khoản lương và phụ cấp được tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
- Mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Phụ cấp trách nhiệm.
- Phụ cấp chức vụ.
- Phụ cấp thâm niên.
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp khu vực.
- Phụ cấp lưu động.
- Phụ cấp thu hút.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể…
Với quy định trên, có thể thấy – nếu được hưởng phụ cấp thâm niên hàng tháng thì người lao động sẽ phải trích đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội không thể không.
Có thể bạn quan tâm:
- Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào đối với người lao động?
- Thủ tục hành chính về đất đai theo quy định mới 2023
- Thời gian ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
- Thủ tục trưng dụng đất được diễn ra như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Phụ cấp thâm niên trong doanh nghiệp được quy định ra sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đổi tên bố trong giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ yên tâm làm việc tích luỹ và phát huy những kiến thức và kinh nghiệm công tác để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ, chức trách được giao.
Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành) từ ngày 01/7/2023. Như vậy, mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng so với hiện nay do được tăng lương cơ sở.
Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính như sau:
Hệ số lương theo ngạch, bậc công hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng