Phụ cấp thâm niên 2022 là một trong những loại phụ cấp mà công chức, viên chức hiện vẫn đang được hưởng. Tuy nhiên từ năm 2022, khoản thu nhập này đã có nhiều thay đổi. Vậy phụ cấp thâm niên năm 2022 là bao nhiêu? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Luật sư X để được giải đáp thắc mắc trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Phụ cấp thâm niên là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản nào định nghĩa về phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, có thể hiểu phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp dành cho những người công tác lâu năm trong ngành. Khoản phụ cấp này có ý nghĩa khích lệ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề.
Các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên.
Theo Nghị định 204 năm 2004 và Thông tư liên tịch 68 năm 2011 gồm:
– Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân;
– Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân;
– Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu;
– Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm;
– Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở công lập.
Cách tính phụ cấp thâm niên hiện nay.
Cũng theo 02 văn bản nêu trên, phụ cấp thâm niên được tính như sau:
Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
2 thay đổi liên quan đến phụ cấp thâm niên từ năm 2020.
Từ 01/7/2020: Giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên
Luật Giáo dục mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Một trong những thông tin đáng chú ý của Luật này là bãi bỏ phụ cấp thâm niên với giáo viên.
Điều 76 của Luật này quy định: “Nhà giáo… được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”; trong khi Luật Giáo dục trước đây chỉ rõ: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
Theo quy định trên, từ ngày 01/7/2020, giáo viên sẽ mất một khoản thu nhập do phụ cấp thâm niên không còn nữa.
Từ năm 2021: Sẽ chỉ còn 03 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên
Theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, năm 2021 sẽ có những cải cách mạnh mẽ về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể là bãi bỏ cách tính lương như hiện nay (hệ số x mức lương cơ sở), thay vào đó là 05 bảng lương mới với số tiền cụ thể, tương ứng với từng chức danh và vị trí việc làm.
Không chỉ thế, các khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức cũng có nhiều thay đổi. Hàng loạt các khoản phụ cấp bị bãi bỏ, trong đó có phụ cấp thâm niên.
Nghị quyết nêu: Chỉ còn 3 đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên, gồm:
– Quân đội
– Công an
– Cơ yếu.
Như vậy, ngoài 03 đối tượng trên, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang được hưởng phụ cấp thâm niên, sẽ không còn được hưởng khoản phụ cấp này kể từ năm 2021.
Phụ cấp thâm niên 2022.
Trước đây, Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị chủ trương áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp mới với cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021. Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của Covid-19, tại Hội nghị Trung ương 13, Bộ Chính trị đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 1-7-2022.
Theo tinh thần của Nghị quyết 21, ngoài bãi bỏ phụ cấp thâm niên, còn có một số khoản phụ cấp khác được bãi bỏ: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội; Phụ cấp công vụ; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW, chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như sau:
7 khoản phụ cấp thâm niên 2022.
Hiện cán bộ, công chức, viên chức có rất nhiều khoản phụ cấp. Tuy nhiên, từ ngày 1-7-2022, có thể sẽ chỉ còn 7 khoản phụ cấp sau được tiếp tục thực hiện:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng;
- Phụ cấp đặc thù với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Và nhiều khoản phụ cấp khác sẽ được gộp chung lại như sau:
– Phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm được gộp chung lại, gọi là phụ cấp theo nghề.
Loại phụ cấp này được áp dụng với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước.
– Phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn được gộp chung, gọi là phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Các phụ cấp công viên chức sẽ bị bãi bỏ 2022.
Bên cạnh việc giữ lại các khoản phụ cấp nêu trên, tại Nghị quyết 27, Bộ Chính trị cũng định hướng sẽ bãi bỏ nhiều khoản phụ cấp đang tồn tại hiện nay, gồm:
– Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức)
– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ)
– Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội
– Phụ cấp công vụ (do đã được đưa vào trong mức lương cơ bản)
– Phụ cấp độc hại nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề)
Thêm mới phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính 2022.
Một sự thay đổi khác về các khoản phụ cấp của công chức từ ngày 1-7-2022 là sẽ quy định mới về chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
Cũng liên quan đến phụ cấp ở địa phương, Nghị quyết 27 khẳng định thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể các chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phụ cấp thâm niên năm 2022 là bao nhiêu?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 3 Luật cơ yếu 2011 thì Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời.
Được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, phù hợp yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Có chế độ quản lý chuyên ngành đặc thù, chế độ công tác nghiêm ngặt; khoa học và nghiệp vụ mật mã tiên tiến; công nghệ, kỹ thuật mật mã hiện đại.
Mức phụ cấp năm 2022=Mức lương cơ sở1.490.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ cấp năm 2022=Mức lương năm 2022 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo năm 2022 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung năm 2022 (nếu có)xTỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định