Xin chào luật sư X! Tôi là nhân viên kế toán mới được nhận vào làm ở một doanh nghiệp. Ngoài những kiến thức đã học ở trường đại học tôi chưa có kinh nghiệm làm việc. Nên tôi còn rất nhiều thứ chưa biết, đặc biệt là về tiền lương và phụ cấp của người lao động. Tôi muốn hỏi luật sư phụ cấp lương bao gồm những khoản nào nào? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Phụ cấp lương là gì?
Phụ cấp lương là khoản tiền dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Như vậy, phụ cấp lương là một khoản trong tiền lương.
Phụ cấp lương bao gồm những khoản nào?
Phụ cấp lương theo thỏa thuận
Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Phụ cấp tính bảo hiểm xã hội
- Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ
- Phụ cấp thâm niên
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp nặng nhọc/độc hại/nguy hiểm
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp thu hút
Phụ cấp lương, hưởng không tính bảo hiểm xã hội
- Phụ cấp ăn trưa
- Phụ cấp điện thoại
- Phụ cấp xăng xe
- Tiền giữ trả, nuôi con nhỏ
- Phụ cấp chuyên cần
- Hỗ trợ người lao động (khó khăn, người thân qua đời, kết hôn…)
- Hỗ trợ nhà ở
- Các khoản hỗ trợ khác
Có được cắt giảm tiền phụ cấp lương của người lao động không?
Tùy thuộc tính chất mỗi công việc, vị trí, chức danh của người lao động mà mỗi doanh nghiệp quy định nhiều loại phụ cấp khác nhau, ví dụ phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm là 02 khoản thu nhập đối với người lao động giữ vai trò lãnh đạo, quản lý. Việc doanh nghiệp mong muốn có chế tài xử lý thực tế, khắt khe hơn để bảo đảm người lãnh đạo, quản lý có ý thức trách nhiệm cao trong công việc là lý do hợp lý. Tuy nhiên, khi xảy ra vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật, thì doanh nghiệp vẫn không được phép cắt giảm các khoản tiền phụ cấp này.
Thứ nhất, theo Điều 129 Bộ luật Lao động 2019, trách nhiệm vật chất chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động. Nếu người lao động bị xử lý kỷ luật nhưng không gây hư hỏng, mất mát dụng cụ, thiết bị, tài sản, tiêu hao vật tư của doanh nghiệp quá định mức cho phép hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đối với tài sản của doanh nghiệp thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Thứ hai, theo Điều 90 Bộ Luật Lao Động 2019 và điểm b khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì ‘phụ cấp lương’ (bao gồm các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động cũng như các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động) cũng là một phần của “tiền lương”. Pháp luật lao động của Việt Nam không quy định bất kỳ hình thức xử lý kỷ luật nào cho phép cắt giảm lương của người lao động.
Mặt khác, chỉ khi nào người lao động có hành vi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của công ty do sơ suất, với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 và Điều 129 của Bộ luật Lao động 2019. Cần lưu ý, bản chất của “khấu trừ” ở đây vẫn là “bồi thường” do gây thiệt hại về tài sản, chứ không phải ‘cắt giảm lương’ của người lao động.
Mức tối đa của các khoản phụ cấp là bao nhiêu?
Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung hợp đồng lao động, trong đó, quy định cụ thể cách ghi mức phụ cấp lương trong hợp đồng lao động. Theo đó, phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Bên cạnh đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh quy định tại Thông tư này như sau: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
Ngoài ra, các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Như vậy, mức tối đa của các khoản phụ cấp theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động như quy định nêu trên.
Mời bạn xem thêm
- Bay flycam có bị cấm không?
- Tờ khai thuế TNCN quý bị sai phải làm sao?
- Kê khai thuế thu nhập cá nhân online như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Phụ cấp lương bao gồm những khoản nào” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề thủ tục ly hôn thuận tình . Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Chế độ tiền lương bao gồm cả các loại phụ cấp sẽ theo nguyên tắc thỏa thuận. Mức lương theo công việc bắt buộc phải trả theo thỏa thuận và không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Còn đối với phụ cấp nó không mang tính bắt buộc tùy thuộc vào chế độ của mỗi công ty cũng như sự thỏa thuận của hai bên. Như vậy, đối với các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước thì quy định về mức phụ cấp cơm trưa và điện thoại được thực hiện theo quy chế nội bộ, thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động tại hợp đồng lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này. Như vậy, khi bạn chuyển công tác, thôi làm việc thì không được hưởng phụ cấp, không có chế độ bảo lưu.