Xin chào Luật sư X. Tôi năm nay 35 tuổi, quê ở Bình Dương. Do sắp đến tết nguyên đán nên tôi muốn kinh doanh để kiếm thêm thu nhập. Gần đây tôi thấy xuất hiện nhiều mẫu mã bao lì xị rất mới lạ trong đó đó tôi có thấy mẫu sử dụng ảnh photo tiền Việt Nam làm bao lì xì. Tôi cũng muốn kinh doanh nhưng bạn tôi lại khuyên không nên vì đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt rất nghiêm trọng. Cho tôi hỏi photo ảnh tiền Việt Nam làm bao lì xì bị xử lý như thế nào? Mong được tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật Ngân hàng Nhà nước 2010
- Nghị Quyết 130/2003/NQ-TTg
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP
Cơ quan nào được phép phát hành tiền ở Việt Nam?
Khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về chủ thể được phép phát hành tiền như sau: “Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Theo đó, hoạt động phát hành tiền, bao gồm cả tiền giấy và tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ngân hàng Nhà nước thực hiện và chỉ có ngân hàng Nhà nước mới có thể thực hiện chức năng này.
Quy định về việc in đúc tiền ở nước ta hiện nay?
Việc in, đúc tiền ở nước ta hiện nay được quy định tại Điều 15 Thông tư 37/2014/TT-NHNN quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành với nội dung như sau:
– Việc in, đúc tiền tại cơ sở in, đúc tiền được thực hiện trên cơ sở:
- Hợp đồng in, đúc tiền được ký giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền được Thống đốc phê duyệt.
- Mẫu in chuẩn đa hình (đối với tiền giấy) và mẫu đúc chuẩn đơn hình (đối với tiền kim loại) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền được Thống đốc phê duyệt.
– Việc chế tạo bản in sản xuất, khuôn đúc sản xuất của cơ sở in, đúc tiền để thực hiện hợp đồng in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo chính xác như bản in gốc, khuôn đúc gốc và phù hợp với số lượng tiền cần in, đúc quy định trong hợp đồng in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước.
– Trường hợp in, đúc tiền ở nước ngoài, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc lựa chọn cơ sở in, đúc tiền nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đảm bảo chất lượng đồng tiền và an ninh, an toàn trong quá trình in, đúc tiền.
– Hợp đồng chế bản, in, đúc tiền phải quy định cụ thể trách nhiệm của cơ sở in, đúc tiền trong việc quản lý, sử dụng bản in, khuôn đúc và hồ sơ, tài liệu mật về in, đúc tiền, đảm bảo phù hợp với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan.
– Việc in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Có được photo ảnh tiền Việt Nam làm bao lì xì không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 đã quy định hành vi cấm với tiền Việt Nam như sau:
– Vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả; Làm tiền giả.
– Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
– Từ chối lưu hành, nhận đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 3 Nghị Quyết 130/2003/NQ-TTg như sau:
– Mua, bán tiền giả.
– Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
– Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
– Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, việc sử dụng bao lì xì in hình tiền Việt Nam được hiểu là hành vi sao chụp tiền Việt Nam mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước đây là hành vi bị nghiêm cấm. Về nguyên tắc nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thì bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng không được phép sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào. Tương tự như việc in hình tiền Việt Nam lên bao lì xì, nếu không có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước thì đây được xem là hành vi trái quy định pháp luật.
Photo ảnh tiền Việt Nam làm bao lì xì bị xử lý như thế nào?
Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đổi với hành vi sử dụng bao lì xì in hình tiền Việt Nam như sau:
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
– Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi sử dụng bao lì xì in hình tiền Việt Nam thì cá nhân bị phạt lên đến 50 triệu đồng; tổ chức bị phạt lên đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do buôn bán bao lì xì in hình tiền, buộc tiêu huỷ toàn bộ số lì xì có in hình tiền Việt Nam.
Ngoài ra, người phạm tội Hình thức xử phạt bổ sung như là: Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
– Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
– Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
– Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
– Hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
– Hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
Đồng thời, áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả; Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhanh chóng
- Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Vĩnh Phúc năm 2021
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Photo ảnh tiền Việt Nam làm bao lì xì bị xử lý như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến kết hôn với người Hàn Quốc … vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019 quy định phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi sao chụp, in, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính trên thì phải chịu mức phạt bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu, tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện và nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, bất cứ tổ chức, cá nhân nào in tiền âm phủ theo hình tiền thật đều có thể bị phạt tiền và phải nộp lại số lợi bất chính.
Đối với hành vi mua tiền giả thì được chia làm hai trường hợp:
– Hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả: Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Do đó, nếu như hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả thì vẫn chưa đủ căn cứ để truy tố tội tàng trữ tiền giả. Vì vậy, trong trường hợp này có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
– Hành vi mua bán đã hoàn thành và người mua đã nhận được tiền giả: giai đoạn này được xem là đủ cấu thành tội phạm theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Hàng loạt Fanpage bán hàng trên Facebook, cũng như các sàn thương mại điện tử phổ biến trong nước đều rần rần rao bán bao lì xì “độc, lạ” và còn được quảng cáo sẽ mang lại may mắn, tài lộc trong năm mới.
Theo đó, người bán thường chào mời khách hàng với những lời quảng cáo như “Chất liệu lì xì sang, xịn, mịn, màu in cực nét và giống như thật, giá lại mềm, 30.000 đồng/10 chiếc, 50.000 đồng/ 20 chiếc, 60.000 đồng/ 30 chiếc. Lấy số lượng càng nhiều giá càng giảm”…
Sản phẩm này sau khi ra đời đã thu hút sự chú ý của khá nhiều người, nhất là các bạn trẻ thích sự khác biệt.