Phòng vệ chính đáng là điều cần thiết đối với mỗi người khi gặp phải nguy hiểm. Việc phòng vệ chính đáng sẽ được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên thì phòng vệ chính đáng cũng phải có mức độ. Nếu vượt quá thì sẽ phạm vào tội theo quy định của bộ luật hình sự. Vậy thì phòng vệ chính đáng được hiểu như thế nào? Điều kiện của phòng vệ chính đáng bao gồm những gì? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Phòng vệ chính đáng là gì?
Tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 đưa ra cho ta khái niệm về phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Thông thường nhà nước không cấp quyền tự xử lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Khi quyền và lợi ích của những chủ thể nên trên bị xâm phạm trái pháp luật; họ phải căn cứ theo pháp luật đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cấp bách, để bảo vệ một cách kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của họ; Bộ luật Hình sự năm 2015 cho phép cá nhân được quyền chống trả gây thiệt hại nhất định cho người đang có hành vi xâm phạm các quyền và lợi ích nói trên..
Phòng vệ chính đáng là một quyền được pháp luật trao cho mỗi cá nhân.
Mỗi cá nhân dùng quyền đó để tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cảu mình.
Hoặc, mỗi cá nhân có thể dùng quyền đó để bảo vệ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Việc gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm hay không?
Việc gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Bởi vì, việc gây thiệt hại đó nhằm bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích và trật tự xã hội.
Bên cạnh đó nó còn chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.
Khi thực hiện quyền phòng vệ chính đáng, người phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều kiện của phòng vệ chính đáng.
Cá nhân chỉ được thực hiện quyền phòng vệ chính đáng khi thỏa mãn các điều kiện và giới hạn sau đây:
Các điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.
Ta cần xem xét hành vi gây thiệt hại của một người có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hay không. Trước tiên cần xác định người đó có quyền phòng vệ chính đáng hợp không.
Quyền phòng vệ chính đáng của cá nhân chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
Thứ nhất, có hành vi xâm hại bất hợp pháp gây ra. Hoặc, hành vi xâm hại bất hợp pháp đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quyền hoặc lợi ích hơn pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hành vi xâm hại có thể đến mức bị coi là tội phạm. Nhưng trong trường hợp đặc biệt, hành vi xâm hại cũng có thể không phải là tội phạm. ( Ví dụ như: Hành vi xâm hại của người bị tâm thần. Hành vi xâm hại của người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Tuy nhiên, hành vi xâm hại phải gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể. Do vậy cần phải ngăn chặn kịp thời để tránh xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản,…
Thứ hai, hành vi xâm hại các quyền hoặc lợi ích cần bảo vệ đang tồn tại. Đó là hành vi đang diễn ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc và chưa kết thúc. Khi hành vi xâm hại chưa xảy ra nhưng có biểu hiện đe dọa xảy ra ngay khắc thì cũng phát sinh quyền phòng vệ. Điều này là cần thiết để chủ động ngăn chặn hành vi xâm phạm.
Ta cần tránh các trường hợp phòng vệ “quá sớm” hoặc “ quá muộn”. Qua đó, có thể tránh việc xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người khác.
Các điều kiện của hành vi phòng vệ.
Khi quyền phòng vệ chính đáng được phát sinh, cá nhân có thể thực hiện hành vi chống trả. Hành vi chống trả nhằm hướng tới người đang có hành vi xâm phạm quyền hoặc lợi ích cần bảo vệ.
Việc thực hiện quyền phòng vệ chính đáng là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ pháp lí. Trừ trường hợp đối với những người có nghĩa vụ do công việc họ đang làm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng.
Trường hợp sử dụng quyền phòng vệ chính đáng:
Thông thường người phòng vệ chính đáng có quyền thực hiện quyền của mình ngay cả khi có sự lựa chọn khác.
Trường hợp ngoại lệ, đối với người tâm thần, người nhỏ tuổi… có hành vi xâm phạm thì người phòng vệ chỉ thực hiện quyền khi không có sự lựa chọn khác.
Điều kiện thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hành vi phòng vệ cần phải thỏa mãn.
Thứ nhất, hành vi phòng vệ phải gây thiệt hại trực tiếp cho chính người có hành vi xâm hại. Mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn hành vi xâm hại. Ngoài ra mục đích của phòng vệ chính đáng là bảo vệ các quyền hoặc lợi ích cần bảo vệ. Do đó nếu chống trả, gây thiệt hại cho chủ thể khác thì không đạt được mục đích phòng vệ.
Trong trường hợp cụ thể, việc chống trả mà nhằm vào công cụ phương tiện của người có hành vi xâm hại đang sử dụng để ngăn chặn hành vi xâm hại cũng được coi là thỏa mãn điều kiện này.
Thứ hai, hành vi phòng vệ chỉ được gây ra thiệt hại cần thiết, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Hành vi phòng vệ phải được thực hiện với mục đích ngăn chặn hoặc loại bỏ hành vi xâm hại.
Với mục đích nêu trên, người phòng vệ có thể gây ra những thiệt hại lớn hơn thiệt hại mà người tấn công có thể gây ra. Tuy nhiên, việc gây thiệt hại trên phải cần thiết, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Những yếu tố liên quan đến hành vi chống trả:
+ Khách thể cần bảo vệ.
+ Mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại và hành vi chống trả gây ra hoặc đe dọa gây ra;
+ Vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng
+ Nhân thân của người xâm hại và người chống trả;
+ Hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc;
+ Yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 đưa ra cho ta khái niệm về phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Quyền phòng vệ chính đáng của cá nhân chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
Thứ nhất, có hành vi xâm hại bất hợp pháp gây ra. Hoặc, hành vi xâm hại bất hợp pháp đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quyền hoặc lợi ích hơn pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thứ hai, hành vi xâm hại các quyền hoặc lợi ích cần bảo vệ đang tồn tại.
Điều kiện thực hiện quyền phòng vệ chính đáng là:
Thứ nhất, hành vi phòng vệ phải gây thiệt hại trực tiếp cho chính người có hành vi xâm hại.
Thứ hai, hành vi phòng vệ chỉ được gây ra thiệt hại cần thiết, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Xem thêm: Người bào chữa trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Phòng vệ chính đáng và điều kiện của phòng vệ chính đáng?”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102