Từ lâu hiện tượng phóng tác tác phẩm vốn đã được mô tả chi tiết thông qua các công trình nghiên cứu văn học. Tác phẩm này thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả; theo đó tác giả có quyền về nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình phóng tác. Vậy tác phẩm phóng tác là gì? Các quy định trong pháp luật hiện hành như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Phóng tác là gì?
Phóng tác là sự mô phỏng theo nội dung của một tác phẩm đã có trước đó; chuyển tác phẩm từ thể loại này sang một thể loại khác nhằm tạo ra một tác phẩm có hình thức thể hiện khác so với hình thức thể hiện của tác phẩm ban đầu.
Đối với những tác phẩm đã được phóng tác thì thông thường độ dài sẽ giảm đi đáng kể so với độ dài của tác phẩm ban đầu. Mặt khác, những tác phẩm này sẽ vẫn là một tác phẩm đến với người đọc như một thế giới nghệ thuật trọn vẹn hơn; nó không chỉ đơn thuần là một bản tóm tắt mà làm mất đi sự hứng thú của độc giả.
Khi phóng tác một tác phẩm cần có sự nghiên cứu; tìm tòi; lựa chọn để có thể đưa ra một tác phẩm ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đảm bảo có đầy đủ nội dung cốt truyện như tác phẩm ban đầu và tạo sự quan tâm đối với người đọc.
Về mặt lý thuyết thì một tác phẩm khi phóng tác thì sẽ có sự lặp lại cấu trúc, bản chất của tác phẩm nguyên mẫu tuy nhiên sẽ có sự thay đổi về sự sắp xếp các yếu tố, nhân vật tạo nên sự khác biệt so với tác phẩm gốc nhưng vẫn giữ nguyên cốt truyện ban đầu.
Mối quan hệ của tác phẩm phóng tác và tác phẩm gốc
Có mối quan hệ như sau:
- Tác phẩm phóng tác sẽ được hình thành trên cơ sở một hay nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại trước đó.
- Hình thức thể hiện của tác phẩm phóng tác phải khác biệt hoàn toàn hoặc có thể khác biệt từng phần so với những tác phẩm gốc.
- Tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo ra mà không được có sự sao chép từ những tác phẩm khác và phải mang dấu ấn của tác giả.
Quyền tác giả
Quyền của tác giả đối với tác phẩm phóng tác của mình gồm:
- Người phóng tác sẽ là tác giả của phần phóng tác và được hưởng quyền tác giả. Việc phóng tác tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm gốc và phải trả thù lao cho tác giả, cho chủ sở hữu tác phẩm. Trong tác phẩm này phải ghi tên của tác giả và tên bản gốc tác phẩm đó.
- Tác phẩm phóng tác thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả; theo đó tác giả có quyền về nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình phóng tác.
Quyền nhân thân theo Luật sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; có quyền đứng tên thật hoặc là bút danh trên tác phẩm; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác được công bố tác phẩm đó; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Quyền tài sản đối bao gồm: Quyền được làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm đó trước công chúng; quyền được sao chép tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng những phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử; quyền cho thuê bản gốc hay bản sao tác phẩm điện ảnh.
Tham khảo bài viết: Quy trình chuyển nhượng quyền tác giả
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936.358.102
Câu hỏi thường gặp
Phóng tác là sự mô phỏng theo nội dung của một tác phẩm đã có trước đó, chuyển tác phẩm từ thể loại này sang một thể loại khác nhằm tạo ra một tác phẩm có hình thức thể hiện khác so với hình thức thể hiện của tác phẩm ban đầu.
Tại Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Quyền tài sản theo quy định tại Điều 20 Luật SHTT bao gồm các quyền sau:
– Quyền làm tác phẩm phái sinh;
– Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính