Chào Luật sư, tôi năm nay 40 tuổi, quê ở Đồng Tháp. Gần đây nhà tôi có vào vụ thu hoạch lúa nhưng do sân nhà không đủ diện tích để phơi lúa nên tôi định mang số lúa này ra đường phơi. Con trai tôi sau khi biết chuyện thì khuyên tôi không nên làm như vậy vì gây cản trở giao thông và có thể bị phạt. Do tôi thấy nhiều người cũng mang lúa, rơm rạ ra đường phơi nên tôi không biết hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào. Cho tôi hỏi phơi thóc lúa rơm rạ gây cản trở giao thông có bị phạt không? Tôi xin cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Hành vi phơi thóc lúa rơm rạ có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định tại khoản 2 điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định không được thực hiện các hành vi sau đây:
– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
– Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
– Thả rông súc vật trên đường bộ;
– Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
– Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
– Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
– Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
– Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
– Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã quy định rất rõ là hành vi không được thực hiện. Do đó, cần khẳng định rằng hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, trên đường bộ là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì hành vi này có nguy cơ dẫn đến các trường hợp đáng tiếc xảy ra cho người tham gia lưu thông như tai nạn vì các phương tiện như xe máy, xe tải,… khi lưu thông qua những đoạn đường này đều phải giảm tốc độ hoặc lấn sang cả làn đường ngược chiều nên rất dễ xảy ra các trường hợp va chạm với xe khác hoặc là các vật chắn trên đường. Do đó để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, động vật và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì người dân không nên phơi lúa, thóc trên đường giao thông.
Phơi thóc lúa rơm rạ gây cản trở giao thông có bị phạt không?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.”
Ngoài ra, điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục đối với hành vi phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông như sau:
“10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;”
Như vậy, người dân phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, còn buộc phải thu dọn lúa phơi trên đường.
Trường hợp thực hiện hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cản trở giao thông đường bộ” theo quy định tại khoản 4 Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm”.
Đồng thời, nếu hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù tuỳ theo các mức độ như sau:
” Thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a. Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm
b. Làm chết 02 người
c. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d. Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng”.
Hoặc: “Thuộc một trong các trường hợp sau có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a. Làm chết 03 người trở lên;
b. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người có hành vi chiếm dụng lòng đường phơi nông sản gây tai nạn còn có trách nhiệm bồi thường dân sự những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho nạn nhân.
Chậm nộp phạt khi vi phạm phơi lúa rơm rạ trên đường bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
“Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Khi đó, bạn sẽ bị tính tiền lãi và khi nộp phạt; thì tiền lãi sẽ được cộng vào để tính ra mức phạt bạn phải đóng. Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm).
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Phơi thóc lúa rơm rạ gây cản trở giao thông có bị phạt không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm đ khoản 1 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định:
“Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi”.
Hành vi lấn chiếm lòng đường khá phổ biến, diễn ra theo nhiều hình thức; có thể kể đến một số loại hình như sau:
Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị
….
Như vậy, khi một người sử dụng, khai thác lòng đường; vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người; giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm về sử dụng; khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Theo đó mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm, lòng lề đường có thể lên tới 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức.