Câu hỏi: Chào luật sư, hôm trước tôi và bạn có đi xem suất chiếu sớm của bộ phim Đất Phương Nam bản điện ảnh, sau khi xem xong thì tôi thấy trên mạng xã hội có khá nhiều ý kiến cho rằng bộ phim này có yếu tố xuyên tạc lịch sử và yêu cầu cục Điện ảnh xem xét lại. Luật sư cho tôi hỏi là trường hợp “Phim Đất Phương Nam bản điện ảnh bị tố xuyên tạc lịch sử Việt Nam có là thật có bị xử phạt” hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền giải trí nước nhà thì có rất nhiều bộ phim truyền hình hy điện ảnh hay và có ý nghĩa đã được ra đời. Tuy nhiên hiện nay xuất hiện một số bộ phim với nội dung mang yếu tố xuyên tạc lịch sử và những bộ phim này cần phải bị cấm chiếu và xử phạt về hành vi vi phạm này. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề xử phạt phim điện ảnh xuyên tạc lịch sử qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Phim Đất Phương Nam bản điện ảnh bị tố xuyên tạc lịch sử Việt Nam có là thật có bị xử phạt?
Một trong những dự án phim điện ảnh lớn và đang được đông đảo người hâm mộ đón chờ đó chính là bộ phim Đất rừng phương Nam bản điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Tuy nhiên,ngay sau khi phim Đất rừng phương Nam ra mắt suất chiếu sớm từ tối ngày 13-10 đến nay, tác phẩm này đã gây nên một cơn sốt trên mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều về nội dung của bộ phim này.
Trong đó, nhiều khán giả khen phim nhưng cũng không ít người phản ứng cho rằng phim đề cao vai trò Thiên Địa Hội, xuyên tạc lịch sử.
Phim “Đất rừng phương Nam” lấy cảm hứng từ tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi và phiên bản truyền hình “Đất phương Nam” từng khiến khán giả màn ảnh nhỏ yêu thương khi phát sóng năm 1997.
Phim “Đất rừng phương Nam” kể lại hành trình của bé An (Hạo Khang đóng) bơ vơ đi tìm cha sau khi mất mẹ. An gặp được Út Lục Lâm (Tuấn Trần đóng) và sau đó gặp được cha con ông Tiều (Tiến Luật đóng) – thành viên Thiên Địa Hội kháng Pháp hoạt động bí mật, bé Xinh (Bảo Ngọc đóng) cùng nhiều người khác.
Tất cả đều bảo bọc, giúp đỡ An. Song song hành trình của An là phong trào yêu nước của nghĩa quân cùng các thành viên hội nhóm như Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn…
Bên cạnh đó, một số người cho rằng tác phẩm đã xuyên tạc lịch sử khi đề cao vị thế Thiên Địa Hội, trang phục của người Hoa, không phải của người miền Nam ngày xưa. Họ nhận định: “Phim đề cao Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn, hạ thấp vai trò Việt Minh, xuyên tạc lịch sử”; “Tôi đề nghị hội đồng kiểm duyệt xem xét cấm chiếu phim này”; “Phim lật sử mà cũng được duyệt, đổi tên thành Đất rừng Trung Hoa”…
Trước sự chỉ trích này, nhiều người trong giới lẫn một số khán giả cho rằng phim điện ảnh là tác phẩm hư cấu, không phải tư liệu lịch sử, không thể xem như phim tài liệu để soi mói từng chi tiết.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết trước một số thông tin mang tính liên tưởng và gây tranh cãi, trong cuộc họp và đối thoại chiều 14/10, đại diện nhà sản xuất chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa phim. Nhà làm phim bỏ tên và lời thoại liên quan đến Thiên Địa hội, Nghĩa Hòa đoàn và thay bằng tên gọi khác không liên quan đến hội nhóm của nước ngoài.
Nhà sản xuất phim cho biết phần thoại trong phim sẽ chuyển từ Nghĩa Hòa đoàn thành Nam hòa đoàn và Thiên Địa hội thành Chính nghĩa hội. Sự thay đổi này tránh sự liên tưởng đến Thiên Địa hội và Nghĩa Hòa đoàn từ thời nhà Thanh (Trung Quốc).
Bên cạnh đó nhà sản xuất điều chỉnh dòng chữ “Bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi” lên đầu phim nhằm làm rõ hơn ý đồ của nhà làm phim về sự thay đổi mốc thời gian trong tác phẩm văn học, theo sát hơn bản phim truyền hình vốn đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
“Nhà sản xuất, đoàn làm phim sẽ khẩn trương chỉnh sửa nội dung này, tránh những liên tưởng không đúng ảnh hưởng đến nội dung phim. Sau khi chỉnh sửa nhà sản xuất sẽ trình lên Cục Điện ảnh trước khi ra rạp chính thức từ ngày 20/10”, Cục trưởng Vi Kiến Thành cho biết.
Trước đó, ngày 29/9 Hội đồng thẩm định, phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình đã thẩm định, phân loại phim Đất rừng phương Nam do CTCP phim Thiên Ngân trình, 100% thành viên Hội đồng thống nhất kết luận, phim không vi phạm Luật Điện ảnh và cho phép bộ phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Theo Cục trưởng Cục Điện ảnh Đất rừng phương Nam có biên tập tương đồng với phim truyền hình Đất phương Nam lấy bối cảnh phim từ những năm 1920-1930, trong khi tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi được xác định là năm 1945.
Lãnh đạo Cục Điện ảnh khẳng định phim được xây dựng với nhân vật hư cấu và không xác định chính xác thời điểm diễn ra câu chuyện. Các yếu tố lịch sử, nhân vật trong tiểu thuyết là cảm hứng để xây dựng nên câu chuyện phim.
“Bộ phim không đề cao, ca ngợi một hội nhóm nào mà chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống lại ngoại xâm của người dân Nam Bộ trong thời kỳ đó bao gồm cả người Việt, người Hoa, người Khmer…”, Cục trưởng Vi Kiến Thành nêu.
Quy định xử phạt phim điện ảnh xuyên tạc lịch sử
Đa số các bộ phim điện ảnh do nước ta sản xuất hiện nay đều có nội dung phục dựng lại những vấn đề xã hội hay những câu chuyện cuộc sống trong xã hội. Tuy nhiên trong khoảng thời gian gần đây thì thể loại phim có nội dung liên quan đến yếu tố lịch sử đang được càng nhiều đạo diễn khai thác. Một trong những rào cản lớn nhất đối với thể loại phim lịch sử này đó chính là việc có chứa nội dung mang tính xuyên tạc lịch sử.
Chính phủ ban hành Nghị định 128/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 sửa đổi Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo. Theo đó mức xử phạt đối với hành vi sản xuất phim điện ảnh xuyên tạc lịch sử được quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 128/2022/NĐ-CP, sửa đổi Mục 1 Chương II Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động điện ảnh có một trong các nội dung sau đây, trừ hành vi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh:
a) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về an ninh mạng;
c) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
d) Gây tổn hại đến các giá trị văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; truyền bá tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
đ) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
e) Kích động, chống đối việc thi hành Hiến pháp, pháp luật.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy phim hoặc buộc xoá bỏ phim hoặc buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan đến phim có nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
…
Theo quy định trên, sản xuất phim điện ảnh xuyên tạc lịch sử có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đồng thời tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc cải chính thông tin sai sự thật.
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
Phim điện ảnh hiện nay đóng vai trò là một loại hình nghệ thuật dùng để giải trí, thư giãn, học hỏi, vậy nên các nội dung hay thông điệp do những bộ phim điện ảnh này mang lại phải có những yếu tố phù hợp với xã hội và không được chứa những nội dung mang tính qua tiêu cực hay không tuân thủ các quy định của pháp luật. Vậy nên, pháp luật nước ta đã đưa ra những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh.
Theo đó, tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 có liệt kê nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh. Trong đó thì tại khoản 2 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định về 8 hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:
– Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
– Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật này;
– Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
– Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật Điện ảnh, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
– Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật Sở hữu trí tuệ có quy định khác;
– Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
– Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Phim Đất Phương Nam bản điện ảnh bị tố xuyên tạc lịch sử Việt Nam có là thật có bị xử phạt?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
– Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;
– Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;
– Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
– Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
– Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;
– Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;
– Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
– Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
– Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
– Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;
– Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
Căn cứ Điều 4 Luật Điện ảnh 2022 có quy định về những Nguyên tắc hoạt động điện ảnh. Theo quy định mới nhất này, hoạt động điện ảnh phải đảm bảo tuân thủ 7 nguyên tắc sau:
– Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của Nhân dân và hội nhập quốc tế.
– Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí.
– Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh.
– Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh.
– Phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp quy luật thị trường và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ cho điện ảnh, ưu tiên vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn.
– Tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh.