Đối với những đối tượng khi thuộc vào chế độ chính sách, Nhà nước sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho những đối tượng này để giúp đỡ họ phát triển công sống, có công ăn việc làm hay có nơi ở ổn định. Trong những chính sách đó có việc cấp nhà ở xã hội cho các đối tượng. Khi ở tại nhà ở xã hội thì vấn đề phí quản lý nhà ở xã hội là một khoản cố định hàng tháng mà bất kỳ ai sinh sống ở đây cũng sẽ đều phải đóng. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định về phí quản lý nhà chung cư, nhà ở xã hội là gì và mức phí quản lý nhà ở xã hội hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhà ở 2014
- Thông tư số 02/2016/TT-BXD
Quy định pháp luật về phí quản lý chung cư như thế nào?
Phí quản lý chung cư được quy định chi tiết tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Đây là khoản phí mà chủ sở hữu nhà, người thuê nhà phải đóng cho ban quản trị tòa nhà để chi trả cho các công việc vận hành nhà chung cư.
Nguồn quỹ quản lý vận hành chung cư được ban quản trị tòa nhà sử dụng cho các mục đích sau:
– Chi trả cho dịch vụ bảo vệ, đảm bảo an ninh khu nhà như: Ban quản lý, lễ tân, nhân viên bảo vệ.
– Chi trả cho dịch vụ vệ sinh như: Thu gom rác thải, lau dọn hành lang, quét dọn nơi công cộng, diệt côn trùng,…
– Chi trả cho dịch vụ chăm sóc cảnh quan như: Chăm sóc cây xanh, vườn hoa, trang trí khu vực công cộng trong khu nhà.
– Chi trả cho hoạt động bảo dưỡng, vận hàng các tiện ích chung như: Hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy bơm nước, thang máy,…
– Chi trả cho các hoạt động liên quan tới vận hành tòa nhà khác.
Phí quản lý chung cư là khoản phí mà chủ sở hữu nhà, người thuê nhà phải nộp để ban quản trị tòa nhà chi trả cho các hoạt động vận hành nhà chung cư
Phân biệt phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung cư
Phí quản lý chung cư là khoản kinh phí riêng biệt để quản lý vận hành chung cư. Vì vậy, nó khác biệt hoàn toàn với phí bảo trì chung cư 2% mà chủ sở hữu căn hộ đóng cho chủ đầu tư trước đó.
Tuy nhiên, có một điểm chung là việc sử dụng 02 loại phí này đều phải tuân theo quy định của pháp luật và phải công khai minh bạch.
Nhà ở xã hội được quản lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 64 Luật nhà ở năm 2014 quy định về việc quản lý và sử dụng nhà ở xã hội.
Theo đó, đối với nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật nhà ở năm 2014 như xây dựng nhà ở xã hội từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu… thì cơ quan quản lý nhà ở xã hội quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở; trường hợp có từ hai đơn vị trở lên đăng ký tham gia thì việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở được thực hiện theo nguyên tắc đấu thầu.
Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật nhà ở năm 2014 thì việc quản lý vận hành nhà ở được quy định như sau:
Thứ nhất, nhà ở xã hội để cho thuê thì chủ đầu tư tự tổ chức quản lý vận hành nhà ở hoặc thuê, ủy thác cho đơn vị có năng lực quản lý vận hành theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 thực hiện quản lý vận hành nhà ở đó.
Thứ hai, nhà ở xã hội để cho thuê mua thì trong thời hạn cho thuê mua, chủ đầu tư thực hiện quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 64 Luật nhà ở năm 2014; sau khi người thuê mua đã thanh toán đủ tiền thuê mua cho chủ đầu tư thì việc quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 64 Luật nhà ở năm 2014.
Thứ ba, nhà ở xã hội để bán thì người mua nhà ở tự thực hiện việc quản lý vận hành nếu là nhà ở riêng lẻ; trường hợp là nhà chung cư thì phải tuân thủ các quy định về quản lý vận hành nhà chung cư quy định tại Luật nhà ở năm 2014.
Các hoạt động quản lý vận hành nhà ở xã hội được hưởng cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích.
Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội được quyền kinh doanh các dịch vụ khác trong khu nhà ở xã hội mà không bị luật cấm để giảm giá dịch vụ quản lý vận hành nhà ở.
Như vậy, Luật nhà ở được ban hành đã có những quy định cụ thể trong việc quản lý nhà ở xã hội, sử dụng nhà ở xã hội có hiệu quả và đúng đối tượng.
Phí quản lý nhà ở xã hội là bao nhiêu?
Cách tính phí quản lý chung cư được quy định cụ thể tại Điều 30 Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Theo đó, giá dịch vụ chung cư được tính bằng mức giá quy định nhân với diện tích sử dụng ghi trong Sổ hồng.
Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư của chủ sở hữu, người sử dụng = Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư (đồng/m2/tháng) x Phần diện tích (m2) sử dụng căn hộ hoặc diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.
Mức phí quản lý chung cư hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào thỏa thuận của ban quản lý tòa nhà với các chủ sở hữu, người thuê nhà. Căn hộ càng cao cấp thì giá dịch vụ càng cao.
Theo đó, phí quản lý ở các tòa chung cư hiện nay dao động từ 3.000 – 50.000 đồng/m2/tháng.
Diện tích căn hộ để tính giá quản lý vận hành mà chủ sở hữu căn hộ phải đóng cũng được quy định cụ thể tại Điều 30 Thông tư số 02/206/TT-BXD:
“Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:
a) Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận.
b) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích là cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở). Diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế.
Cách tính phí quản lý chung cư được quy định cụ thể tại Điều 30 Thông tư số 02/2016/TT-BXD
Như vậy, theo quy định nêu trên tùy vào diện tích và đơn giá quy định mà một căn hộ sẽ phải đóng 300.000 đồng đến vài triệu đồng/tháng tiền phí quản lý chung cư. Với chung cư thuộc sở hữu Nhà nước thì việc thu phí vận hành sẽ dựa trên giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật nhà ở.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội?
- Bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định?
- Có được bán lại nhà ở xã hội theo quy định?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Phí quản lý nhà ở xã hội năm 2023 là bao nhiêu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới việc tư vấn đặt cọc đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Thông thường, tại Việt Nam, có hai loại nhà ở xã hội:
Các căn hộ chung cư do nhà nước xây dựng, mục đích là làm nhà ở xã hội
Các dự án mà các công ty tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội theo các chính sách đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất, dự án được cấp đất…
Các dự án nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% căn hộ cho quỹ nhà ở xã hội địa phương theo luật hiện hành.
Các đối tượng được mua nhà ở xã hội ở Việt Nam bao gồm?
Các đối tượng thuộc biên chế nhà nước
Người có thu nhập thấp
Có đóng bảo hiểm xã hội ít nhất một năm
Theo Luật nhà ở 2014 quy định về khái niệm nhà ở xã hội cụ thể như sau: “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.”