Đo đạc đất là quá trình xác định, đo lường, và ghi lại các thông tin về kích thước, vị trí, và hình dạng của các mảnh đất. Quá trình này giúp xác định chính xác các ranh giới, diện tích và các đặc điểm của bất động sản, đồng thời tạo ra bản đồ hoặc sơ đồ đất cần thiết cho nhiều mục đích khác nhau. Trước khi thực hiện đo đạc, cần xác định mục đích của việc đo đạc, chẳng hạn như để lập bản đồ địa chính, chia tách đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, hay tranh chấp đất đai. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Khi nào phải tiến hành đo đạc đất đai?
Đo đạc đất là một hoạt động quan trọng trong việc quản lý và phát triển bất động sản, hỗ trợ các quyết định liên quan đến sử dụng đất, quy hoạch, và các vấn đề pháp lý. Đo đạc đất giúp xác định chính xác ranh giới của các thửa đất, từ đó tạo ra các bản đồ địa chính rõ ràng và chính xác. Đồng thời, hỗ trợ việc phân chia đất đai cho các mục đích khác nhau, như chia tách, hợp nhất thửa đất, hoặc phân phối đất cho các dự án phát triển.
– Sử dụng đất đai là một trong những sự kiện, hoạt động pháp lý quen thuộc, gắn liền với đời sống và quyền lợi thực tiễn của người dân. Khi đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định mà pháp luật đặt ra, Nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình. Trong quá trình sử dụng đất đai, sẽ phát sinh nhiều vấn đề xoay quanh. Lúc này, để đảm bảo tính pháp lý trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, người sử dụng đất phải thực hiện đo đạc đất đai.
Xét về tính pháp lý và thực tiễn áp dụng, việc đo đạc lại diện tích đất được tiến hành thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Người dân thực hiện đo đạc lại diện tích đất để phục vụ cho việc làm sổ đỏ. Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý, chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Khi người dân đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, Nhà nước sẽ cấp quyền sử dụng đất.
Về cơ bản, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến người sử dụng đất và các thông tin liên quan đến đất đai (trong đó có thông tin về diện tích đất). Do đó, khi muốn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước yêu cầu người sử dụng đất phải đo đạc lại diện tích đất đai. Có diện tích đất cụ thể, quy trình, thủ tục xin cấp sổ đỏ mới được áp dụng thực hiện.
+ Trong quá trình sử dụng đất đai, không tránh khỏi các trường hợp tranh chấp. Khi tranh chấp đất đai xảy ra, người dân và cơ quan chức năng có thẩm quyền phải thực hiện đo đạc lại diện tích đất đai. Về cơ bản, việc đo đạc xác định ranh giới đất là để nhằm mục đích có thể giải quyết các vấn đề tranh chấp theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
+ Đo đạc diện tích đất đai được áp dụng thực hiện trong trường hợp người sử dụng đất thực hiện các hoạt động pháp lý xoay quanh quyền sử dụng đất: Tách thửa, hợp thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thực hiện các hoạt động pháp lý này, một trong các giai đoạn, công việc mà người dân cần đảm bảo thực hiện là đo đạc diện tích đất.
>> Xem ngay: Mẫu di chúc thừa kế
Đất đai là tài sản của người dân, được Nhà nước cấp quyền sử dụng. Là loại tài sản có giới hạn nên việc xác định diện tích, ranh giới đất đai là đặc biệt quan trọng. Vậy nên, khi thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền và người sử dụng đất sẽ tiến hành đo đạc diện tích đất để phục vụ đảm bảo tính pháp lý toàn diện nhất.
– Việc đo đạc lại diện tích thửa đất là nhằm đảm bảo hướng đến các mục đích sau đây:
+ Đo đạc lại diện tích đất đai nhằm phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, giúp quá trình thực hiện các hoạt động pháp lý liên quan đến đất đai một cách chuẩn chỉnh và toàn diện nhất.
+ Đo đạc đất đai giúp xác định tính đúng sai trong công tác quản lý đất đai, quyền sử dụng của người dân. Đây được xem là một trong những cách thức để xác định quyền lợi của các cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của các chủ thể này.
– Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành quản lý trật tự đất đai một cách rõ ràng và đạt hiệu quả cao nhất; đưa ra các phương án xử lý sao cho kịp thời để giải quyết các hoạt động pháp lý xoay quanh vấn đề đất đai thông qua hoạt động đo đạc đất đai.
Phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu?
Đo đạc đất có nhiều ứng dụng quan trọng và thiết thực trong các lĩnh vực khác nhau. Đo đạc đất cung cấp thông tin cần thiết cho việc thiết kế và lập kế hoạch xây dựng các công trình như nhà ở, văn phòng, cầu, đường, và hệ thống cấp thoát nước. Từ đó, giúp đễ dàng theo dõi tiến độ thi công và đảm bảo rằng các công trình xây dựng được thực hiện đúng theo bản thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Mức phí đo đạc đất đai ở nông thôn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trước tiên, diện tích đất cần đo đạc là một yếu tố quan trọng. Diện tích càng lớn, mức phí càng cao do công sức và thời gian cần thiết để hoàn thành công việc cũng tăng lên. Bên cạnh đó, địa hình của khu vực đo đạc cũng là một yếu tố quyết định. Những khu vực có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi hoặc nằm ở vùng sâu vùng xa thường đòi hỏi công tác đo đạc tốn nhiều thời gian và công sức hơn, dẫn đến mức phí cao hơn.
Mỗi địa phương có thể quy định mức phí đo đạc đất đai khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của khu vực đó. Ví dụ, một số tỉnh thành có thể áp dụng mức phí cố định cho mỗi mét vuông đất đo đạc, trong khi các địa phương khác có thể tính phí dựa trên tổng diện tích hoặc theo hợp đồng trọn gói. Việc hiểu rõ mức phí đo đạc tại địa phương mình không chỉ giúp người dân có kế hoạch tài chính cụ thể mà còn đảm bảo công việc đo đạc được thực hiện đúng quy định và chất lượng.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành đo đạc đất đai để đưa ra chi phí đo đạc chính xác nhất bằng các thiết bị đo đạc chuyên dụng như máy thuỷ bình, máy toàn đạc điện tử, máy GNSS RTK,…
Ngoài đất ở nông thôn, việc đo đạc đất nông nghiệp cũng có những quy định và mức phí riêng. Cụ thể các khoản chi phí này như sau:
Phí đo đạc tách thửa: Thường dao động từ 1,8 – 2,5 triệu đồng. Mức phí này phụ thuộc vào diện tích và địa hình cụ thể của thửa đất cần tách.
Lệ phí trước bạ: Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a Khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC:
- Trường hợp giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (giá tại hợp đồng x m2)
- Trường hợp giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (giá 1m2 x giá đất trong bảng giá đất)
Phí thẩm định hồ sơ: Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau tùy theo từng địa phương và quy mô của hồ sơ cần thẩm định.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: Do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định, thường dưới 100.000 đồng. Đây là mức phí để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thủ tục đo đạc đất ở nông thôn như thế nào?
Đo đạc đất là một hoạt động cơ bản và cần thiết trong việc quản lý và phát triển đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết tranh chấp, bảo vệ môi trường, và nhiều lĩnh vực khác. Đo đạc đất giúp theo dõi và quản lý các khu vực nhạy cảm về môi trường, như khu bảo tồn thiên nhiên, vùng ngập nước, hoặc các khu vực dễ bị xói mòn. Đo đạc đất giúp các nông dân và tổ chức nông nghiệp quản lý đất đai hiệu quả hơn, bao gồm việc phân tích và cải thiện chất lượng đất, và tối ưu hóa việc sử dụng đất cho các loại cây trồng.
Theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc đo đạc đạc đất đai phải tuân thủ theo các quy trình, thủ tục sau đây:
Bước 1: Lập hồ sơ xin đo đạc đất đai.
Người sử dụng đất khi có nhu cầu đo đạc đất đai để phục vụ cho các hoạt động pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ lập hồ sơ xin đo đạc đất đai.
Khi làm hồ sơ xin đo đạc đất đai, người dân cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn xin xác nhận việc trích đo hoặc tách thửa, hợp thửa để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cơ bản nêu trên, các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất sẽ nộp hồ sơ xin đo đạc đất lên Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền để được thụ lý và giải quyết.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ mà người sử dụng đất nộp lên.
+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ tiến hành giải quyết thực hiện đo đạc theo đúng quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả hồ sơ về để người dân chỉnh sửa và bổ sung. Khi trả hồ sơ phải nêu rõ lý do do bằng văn bản.
Bước 3: Tiến hành đo đạc đất đai.
+ Văn phòng đăng đất đai sẽ tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính.
+ Đối với trường hợp đủ điều kiện, cán bộ chức năng sẽ thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra (đo đạc) thực tế theo lịch quy định.
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một bộ hồ sơ địa chính theo quy định sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính.
+ Tại văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất tới để thanh lý hợp đồng.
Về cơ bản, việc đo đạc diện tích đất đai sẽ tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục cơ bản nêu trên. Quy trình thủ tục này được áp dụng đối với các trường hợp xin đo đạc lại diện tích đất đai hợp lệ.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Đất ở nông thôn là loại đất dùng để làm đất ở tại các khu vực nông thôn, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ghi là đất ở nông thôn. Đất ở nông thôn không được phép trồng trọt nhưng được phép xây dựng.
Hiện nay, việc quản lý và sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:
– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
– Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.