Hiện nay, người lao động xuất khẩu sang nước ngoài làm việc; chiếm tỷ lệ cao so với trước đây rất nhiều. Nhiều người đặt ra câu hỏi, phí dịch vụ mà họ cần trả là bao nhiêu. Đó có phải là nghĩa vụ của họ hay không? Hãy cùng Luật sư X chúng tôi tìm hiểu về phí dịch vụ với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Thứ nhất
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thuộc một trong các đối tượng áp dụng của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020; quy định tại Điều 2; bao gồm:
– Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp); được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Cơ quan; tổ chức; cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thứ hai
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên; cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Phí dịch vụ với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Phí dịch vụ là gì?
Phí dịch vụ (hay còn gọi là tiền dịch vụ); là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ; nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động để bù đắp chi phí; tìm kiếm; phát triển thị trường; đàm phán; ký kết hợp đồng cung ứng lao động; quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Theo điểm đ; khoản 2; Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020; quyền; nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bao gồm nghĩa vụ nộp tiền dịch vụ.
Bên canh đó; tại khoản 9 Điều 7 cùng Luật nói rằng; việc thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định; cũng là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nguyên tắc thu tiền dịch vụ của người lao động
Tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ thu từ người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
– Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ.
– Không vượt quá mức trần quy định là:
- Không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc; đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển; không quá 1,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 thang làm việc. Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên; thì tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
- Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
- Đối với một số thị trường; ngành; nghề; công việc cụ thể; Bổ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết mức trần tiền dịch vụ thấp hơn quy định tại hai điểm trên.
– Chỉ được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết.
– Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ; thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.
Hoàn trả phí dịch vụ với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đã thu tiền dịch vụ từ người lao động; cho toàn bộ thời gian làm việc thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; mà người lao động phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động; thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động số tiền dịch vụ; và tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Tiền lãi được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn; bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng; do các bên thỏa thuận tại thời điểm doanh nghiệp hoàn trả cho người lao động.
Xem thêm:
Tiền môi giới với người lao động khi làm việc ở nước ngoài
Hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Hành vi bị cấm khi lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Câu hỏi thường gặp
Có. Căn cứ điểm đ, khoản 2 Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.
Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng
Liên hệ Luật sư X
Hi vọng; bài viết “Phí dịch vụ với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài” này; sẽ có ích đối với độc giả.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102