Xin chào Luật sư X, tôi có một vấn đề mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể tôi đi công chứng hợp đồng uỷ quyền nhà đất tại một văn phòng công chứng, giá trị tài sản đất tôi bán khoảng 800 triệu nhưng trong hợp đồng tôi chỉ ghi 300 triệu. Khi nhân viên phòng công chứng thu lệ phí công chứng của tôi là 700 nghìn đồng và nói rằng mức thu này là thu theo giá trị thực tế của tài sản. Tôi thắc mắc rằng như vậy có đúng không? Quy định về phí công chứng ủy quyền nhà đất năm 2023 là bao nhiêu? Nếu tính giá trị đất theo giá Nhà nước cũng chỉ khoảng 300 triệu. Mong luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nêu trên.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về hợp đồng uỷ quyền
Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa về hợp đồng uỷ quyền như sau:
Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, hợp đồng uỷ quyền sẽ gồm những đặc điểm sau đây:
– Là sự thoả thuận của các bên về việc một bên nhân danh bên còn lại thực hiện công việc cho bên uỷ quyền.
– Các bên thoả thuận về việc có trả thù lao hay không.
– Thời hạn cũng do các bên thoả thuận. Nếu không có thoả thuận, pháp luật không có quy định thì thời hạn của hợp đồng là 01 năm được tính từ ngày xác lập uỷ quyền.
Hợp đồng uỷ quyền có bắt buộc phải công chứng hay không?
Theo Luật Công chứng hiện hành không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng loại hợp đồng này. Vì vậy, các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền, trừ một số trường hợp bắt buộc phải công chứng sau:
– Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý được quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
“Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
[…].”
– Việc ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 205 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Lựa chọn công chứng đối với hợp đồng ủy quyền thì việc công chứng thực hiện như thế nào?
Theo Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:
“Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”
Theo đó, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia khi công chứng hợp đồng ủy quyền.
Trong trường hợp hai bên không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền.
Còn bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này và hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Phí công chứng ủy quyền nhà đất năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ và mức thu phí được quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí công chứng của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng thì:
– Mức thu như sau:
TT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) | Mức thu(đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 40 nghìn |
2 | Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 80 nghìn |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng | 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp) |
Do đó, trong trường hợp của anh thì đối chiếu với các quy định nêu trên, cơ quan công chứng sẽ thu phí công chứng là 0,08 % giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất. Cụ thể:
– Việc cơ quan công chứng thu của anh 700.000 đồng là đúng nếu cơ quan đó qua xác minh có căn cứ (giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định) chứng minh được giá cơ quan nhà nước đưa ra lớn hơn giá trong hợp đồng của anh (300 triệu) và cụ thể là hơn 700 triệu đồng.
– Trong trường hợp theo như anh nói là giá trị đất theo giá Nhà nước cũng chỉ khoảng 300 triệu thì nếu anh có cơ sở pháp lý (như bảng giá đất hiện tại của UBND cấp tỉnh hay biên bản định giá của cơ quan thẩm định giá có thẩm quyền) cho khẳng định này của mình thì anh có thể yêu cầu Văn phòng công chứng nơi anh công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên tính lại mức phí công chứng hoặc yêu cầu công chứng viên đã trả lời cho anh đưa ra căn cứ chứng minh giá trị tài sản mà anh muốn chuyển nhượng là hơn 700 triệu đồng. Nếu xét thấy giá trị do các bên thỏa thuận trong hợp đồng thấp hơn giá đất của UBND Tỉnh/Thành phố nới có đất của anh thì anh và văn phòng công chứng có thể đổi chiếu với quyết định của UBND để đưa giá trị tài sản của bất động sản mà anh đang chuyển nhượng để làm căn cứ tính phí công chứng theo quy định trên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Phí công chứng ủy quyền nhà đất năm 2023 là bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Tiết b.2 điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản”
Theo quy định trên thì người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền chuyển nhượng nhà đất là người ủy quyền. Nếu các bên thỏa thuận người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thì thực hiện theo thỏa thuận.
Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:
“Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền”
Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định phạm vi công chứng như sau:
“Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với thì các bên công chứng tại phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất.