Thưa Luật sư X. Tôi là Hoàng Linh, tôi được bố mẹ để lại 500 m^2 đất nuôi tôm, cá. Tuy nhiên, tôi không muốn sử dụng mảnh đất đó vào mục đích nuôi thủy sản nữa mà muốn chuyển đổi sang đất ở. Tôi đã tìm hiểu qua nhiều trang mạng và bài báo thì thấy rằng tôi có thể chuyển đổi từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở. Vậy, Luật sư có thể cung cấp rõ hơn về thủ tục chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở như thế nào? Lệ phí chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở là bao nhiêu? Rất mong được Luật sư hồi đáp, tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về “Phí chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở là bao nhiêu?“, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Khái niệm đất nuôi trồng thủy sản?
Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp nên, có thể hiểu đây là đất nông nghiệp sử dụng với mục đích nuôi trồng thủy sản.
Loại đất này bao gồm ao hồ, đầm, sông ngòi, kênh rạch, đất có mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, bãi cát, cồn biển, đất sử dụng cho kinh tế trang trại…
Tóm lại, đất nuôi trồng thủy hải sản là đất có mặt nước nội địa.
Trong bản đồ địa chính, ký hiệu đất nuôi trồng thủy sản là NTS.
Có thể chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở không?
Có thể chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản có lên thổ cư được nhưng phải phụ thuộc vào :
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thêm vào đó, để đất nuôi trồng thủy sản được chuyển lên thổ cư thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Nếu đất đất nuôi trồng thủy sản không thuộc quy hoạch, chưa có kế hoạch sử dụng đất thổ cư thì chưa đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin chuyển đổi đất nuôi trồng thuỷ sản lên thổ cư gồm :
- Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu
- Bản sao công chứng sổ đỏ hoặc các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai. Trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thay bằng quyết định giao đất, cho thuê đất.
- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu.
- CMND/CCCD của chủ sở hữu đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người có nhu cầu chuyển đổi đất nuôi trồng thuỷ sản tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất.
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra hồ sơ cũng như xác minh thực địa nếu cần thiết.
Hồ sơ khi đã đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan chức năng sẽ xác nhận mục đích sử dụng đất vào Sổ đỏ, đơn đăng ký, bên cạnh đó là cập nhật, chỉnh lý biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Tối đa là 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ sở hữu đất tới Văn phòng đăng ký đất đai để nhận lại Sổ đỏ đã được cập nhật chỉnh lý.
Lệ phí chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất, khi chuyển từ đất ao, vườn trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất thổ cư theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất thổ cư; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất ao, vườn gắn liền nhà ở nhưng chủ sở hữu sử dụng đất tách ra để chuyển quyền sở hữu hoặc do đơn vị đo đạc khi tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính trước ngày 1/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất thổ cư thì :
“Thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất thổ cư với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng”.
Ngoài ra còn có một số loại phí khác như lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ.
Thủ tục mua bán đất nuôi trồng thủy sản như thế nào?
Các trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản, sẽ tiến hành theo các bước sau :
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- CMND/CCCD của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN.
- Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu số 01.
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định đối tượng miễn thuế, lệ phí (nếu có).
Bước 2 : Nộp hồ sơ
Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra hồ sơ, xác định vị trí nhà đất gửi cho cơ quan thuế để xác minh nghĩa vụ tài chính.
Bước 3 : Cơ quan thuế thông báo nghĩa vụ tài chính cho người làm hồ sơ
Bước 4 : Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Người làm hồ sơ nộp thuế trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản. Biên lai thu thuế, lệ phí nộp cho Văn phòng đăng ký đất đai.
Thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản chỉ được miễn khi chuyển nhượng đất giữa các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 và 2014.
Ngoài những trường hợp này, vẫn phải thực hiện đầy đủ các khoản thuế phí được quy định.
Bước 5 : Nhận kết quả (Giấy chứng nhận)
Quy định về hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản như thế nào?
Theo Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản như sau:
(1) Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
– Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
– Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
(2) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
(3) Hạn mức giao đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để nuôi trồng thủy sản không quá hạn mức giao đất quy định tại (1) và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại (1) mục này.
UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Hạn mức giao đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại (1), (2) và (3).
(5) Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho UBND cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
(6) Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Phí chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở là bao nhiêu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý Mức bồi thường thu hồi đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833 102 102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Miễn thuế thu nhập cá nhân khi tặng cho đất năm 2023
- Người tặng cho đất chết, hợp đồng tặng cho còn hiệu lực không?
- Không sản xuất nông nghiệp có được nhận tặng cho đất nông nghiệp không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3 Điều 126 Luật đất đai, đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng tính từ thời điểm giao đất, cho thuê để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản được quyết định theo đơn xin giao đất, thuê đất hoặc dự án đầu tư là không quá 50 năm.
Khi đất nuôi trồng thủy sản hết hạn thuê mà người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được phép gia hạn thêm nhưng thời gian gia hạn cũng không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm.
Nếu đất nuôi trồng thủy sản nằm trong một thửa đất mà có nhiều mục đích sử dụng thì thời hạn sử dụng đất căn cứ vào mục đích sử dụng chính.
– Khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất : Như đã đề cập ở trên, không phải đất nuôi trồng thủy sản nào cũng được chuyển đổi mục đích sử dụng mà còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Phí chuyển đổi cao : Bao gồm tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ. Mặc dù phí chuyển đổi đã được quy định rõ tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP nhưng không thống nhất trong mọi trường hợp nên người mua khó xác định dẫn đến tính toán sai.
– Quy trình chuyển đổi phức tạp : Thủ tục chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản được trình bày như ở trên nhưng trong đó bước tra hồ sơ và xác minh thực địa thường gặp nhiều khó khăn. Thời gian thực hiện chuyển đổi có thể kéo dài khiến người mua gặp khó khăn nếu phải chôn vốn quá lâu.
– Giá rẻ : Vì thuộc nhóm đất nông nghiệp nên so với các loại đất khác như đất thổ cư thì đất nuôi trồng thủy sản có giá rẻ hơn nhiều.
– Quỹ đất lớn : Hiện đất nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất trên cả nước nên người mua có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
– Khả năng sinh lời cao : đất nuôi trồng thủy sản nếu chuyển đổi lên đất thổ cư thì sẽ có giá trị gấp nhiều lần, nhà đầu tư có thể nhận lợi nhuận rất lớn.