Xin chào Luật sư. Tuy tôi không hành nghề trong lĩnh vực pháp luật nhưng tôi có thói quen và đam mê nghiên cứu về pháp luật. Dạo gần đây, tôi đang quan tâm tới chủ đề về pháp nhân. Luật sư cho tôi hỏi: Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân là gì? Các loại hình phạt đối với pháp nhân? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Để giải đáp vấn đề “Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không?″ và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Pháp nhân là gì?
Pháp nhân là một thuật ngữ được sử dụng trong pháp luật, nhất là luật kinh tế. Đây là một thực thể mang tính tập thể, có tư cách pháp lí độc lập, được thành lập theo quy định của pháp luật để nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật. Khi ký kết một văn bản pháp luật do một tổ chức không có tư cách pháp nhân thực hiện thì văn bản đó được xem là không có hiệu lực.
Theo quy định tại Điều 74, Bộ Luật Dân sự 2015:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều là pháp nhân nên hai hình thức này đều mang các đặc điểm: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập và đương nhiên đủ tư cách để chịu trách nhiệm cho hoạt động pháp nhân của mình.
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Điều 75, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Trong Bộ luật hình sự 1999 không quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Tuy nhiên; do tình trạng các pháp nhân thương mại lợi dụng kẽ hở này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự ngày càng tăng; nên trong Bộ luật hình sự 2015; các nhà làm luật đã đưa ra các trường hợp mà các trường hợp mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự; cụ thể quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này
Theo đó thì có tất cả 33 tội danh mà pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; cụ thể các tội sau:
Tội buôn lậu | Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán | Tội gây ô nhiễm môi trường |
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới | Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán | Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường |
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm | Tội thao túng thị trường chứng khoán | Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông |
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm | Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm | Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam |
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả | Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động | Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản |
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm | Tội vi phạm quy định về cạnh tranh | Tội hủy hoại rừng |
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh | Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan | Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm |
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi | Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp | Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên |
Tội đầu cơ | Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên | Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại |
Tội trốn thuế | Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản | Tội tài trợ khủng bố |
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước | Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã | Tội rửa tiền |
Các loại hình phạt đối với pháp nhân?
Tùy vào mức độ; hậu quả của pháp nhân khi thực hiện một trong các hành vi phạm tội kể trên; mà có những hình phạt tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự; thì các hình phạt chính, hình phạt bổ sung mà pháp nhân thương mại phải chịu khi phạm tội là :
Hình phạt chính:
- Phạt tiền;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Hình phạt bổ sung:
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
- Cấm huy động vốn;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi hành vi phạm tội thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu một hình phạt chính nhưng có thể bị xử phạt nhiều hình phạt bổ sung kèm theo.
Có thể bạn quan tâm
- Trốn thuế bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
- Dàn dựng bắt cóc tống tiền mẹ ruột có bị xử lý hình sự không?
- Điều tra viên dùng nhục hình có bị truy cứu hình sự không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký kết hôn, trích lục đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân, tư vấn dịch vụ ly hôn nhanh mất bao nhiêu tiền, thủ tục kết hôn với người nước ngoài, xác nhận tình trạng hôn nhân online TP. HCM, Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai…
Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Pháp nhân được chia ra làm hai loại:
Pháp nhân thương mại là loại pháp nhân có mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận và khoản lợi nhuận đó chia đều cho các thành viên theo Điều 75 bộ luật dân sự 2015
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Pháp nhân phi thương mại là loại pháp nhân không có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nếu có cũng sẽ không phân chia cho các thành viên theo Điều 76 bộ luật dân sự 2015.
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Hình sự hiện hành thì:
Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích; nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Như vậy thông qua quy định này, Pháp nhân thương mại vẫn có án tích và sẽ được án tích sau thời gian 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung; các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Chấm dứt pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức với tư cách là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật mà trước đó tổ chức đó tham gia với tư cách pháp nhân. Các căn cứ làm chấm dứt pháp nhân được quy định tại điều 96 Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là:
Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:
Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;
Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Như vậy, pháp nhân chấm dứt được thực hiện dưới hai hình thức: Giải thể và cải tổ pháp nhân (có thể là hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức). Còn trường hợp pháp nhân bị tuyên bố phá sản được điều chỉnh bởi Luật Phá sản và được tiến hành bởi con đường pháp lý khác.