Chào Luật sư, tôi là người dân tộc thiểu số. Theo quy định chỗ tôi ở thì con gái 14 tuổi đã được lấy chồng. Tuy nhiên, tôi lại nghe nói luật quy định rằng nữ từ đủ 18 tuổi mới được kết hôn. Con gái tôi kiên quyết nói rằng nó chưa đủ tuổi. Như vậy có đúng hay không? Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được kết hôn? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Theo quy định của pháp luật, tiêu chí để phân biệt thanh niên, người thành niên, người chưa thành niên là độ tuổi. Người thành niên là người đã phát triển hoàn chỉnh về thể chất, trí tuệ, tinh thần và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ về thể chất, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được kết hôn? Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư X xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình
Điều kiện là tổng hợp những yêu cầu; những sự kiện phát sinh mà theo đó khi đạt đủ điều kiện đó thì mới có thể làm một công việc nhất định.
Điều kiện kết hôn là tổng hợp những yêu; cầu mà các bên kết hôn bắt buộc phải có quy định trong Luật hôn nhân và gia đình thì các bên mới có thể kết hôn.
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Hiện nay nam nữ muốn kết hôn thì phải đạt đủ các điều kiện sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn; theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.“
Các điều kiện trên là bắt buộc, nếu thiếu một trong các điều kiện; quy định tại Điều 8 thì được coi là không đủ điều kiện kết hôn.
Việc xử lý kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được kết hôn?
Độ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình là độ tuổi theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình mà hai bên nam nữ được phép kết hôn.
Ở mỗi quốc gia khác nhau thì quy định độ tuổi kết hôn lại khác nhau. Lý do giải thích cho điều đó là bởi vì; mức độ phát triển về thể chất lẫn nhận thức ở mỗi quốc gia là không giống nhau.
Ví dụ: Ở Trung Quốc độ tuổi kết hôn với nam là 22 với nữ là 20. Tại Hàn Quốc độ tuổi kết hôn là 18 tuổi cho cả nam và nữ…
Ở tại Việt Nam; độ tuổi kết hôn được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó độ tuổi kết hôn của Nam; là từ đủ 20 đối với nữ là từ đủ 18 tuổi.
Vậy hiểu thế nào là nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi
“Từ đủ” là đủ tuổi là đủ ngày, đủ tháng, đủ năm; và người được coi là người từ đủ 18 tuổi khi bước sang ngày sinh nhật lần thứ 18 của người đó.
Ví dụ: Trần B sinh ngày 15/10/2002 thì ngày 15/10/2020 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, và từ đủ 18 tuổi xác định từ ngày 16/10/2020.
Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định hiện nay
Hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký kết hôn gồm những gì?
* Kết hôn trong nước
Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh.
Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
* Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nếu việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì căn cứ theo Điều 30 Nghị định 123/2015, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thể hiện nội dung: Hiện tại người nước ngoài này không có vợ/có chồng. Nếu nước đó không cấp thì thay bằng giấy tờ khác xác định người này đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
– Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận).
– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao).
Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn đến đâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi là công dân Việt Nam, đăng ký kết hôn tại Việt Nam cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, trong những trường hợp sau đây, nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện:
– Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
– Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Riêng hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì đến UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện việc đăng ký kết hôn (Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch).
Thời gian cấp đăng ký kết hôn là bao lâu?
Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định (theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được kết hôn?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, thành lập công ty cổ phần hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 khẳng định:
Hai bên nam, nữ cùng có mặt khi đăng ký kết hôn
Đồng thời, khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch được ủy quyền cho người khác thực hiện thay trừ trường hợp: Đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn… thì không được ủy quyền nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký mà không cần văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Hiện nay pháp luật Việt Nam không cấm việc kết hôn đồng giới, nhưng cũng không công nhận quan hệ kết hôn này. Pháp luật Việt Nam khuyết khích các bạn trẻ kết hôn đúng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Như vậy nếu có sự vi phạm một trong những khoản thuộc Điều 8 trên thì được coi là kết hôn trái pháp luật.