Pháp luật có nhiều vai trò trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội. Song khi đi tìm hiểu các quy định liên quan đến pháp luật thì nhiều người thắc mắc: pháp luật là gì? Chức năng của pháp luật ra sao? Chức năng nào không phải là chức năng của pháp luật? Hay khi nói đến những chức năng của pháp luật thì Pháp luật không có chức năng nào dưới đây? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Pháp luật không có chức năng nào dưới đây?
Pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội; do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận; thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức; giáo dục; thuyết phục; cưỡng chế bởi bộ máy Nhà nước.
Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức; hoạt động của đời sống xã hội và Nhà nước; là công cụ để Nhà nước thực hiện quyền lực của mình.
Chức năng là tổng thể các quá trình diễn ra trong phạm vi của khách thể nghiên cứu (ví dụ: sự hoạt động của các cơ quan tư pháp). Chức năng là kết quả mong muốn của sự hoạt động; của quá trình; của hiện tượng xã hội nào đó. Chức năng là tổng thể tất cả các hậu quả mong đợi và thứ yếu của sự hoạt động; của quá trình; của hiện tượng.
Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của pháp luật?
Một là, chức năng điều chỉnh
Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội.
Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội; tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị; phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.
Hai là, chức năng bảo vệ
Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra; xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự; hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự.
Ba là, chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người; làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật.
Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; có thể thông qua việc xử lý những cá nhân; tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông; xét xử những người phạm tội hình sự;…).
Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.
Bốn là, chức năng giao tiếp
Một trong những khái niệm cơ bản của khoa học xã hội trong giai đoạn hiện nay là khái niệm và mối liên hệ nhân quả – thông tin. Khái niệm đó có ý nghĩa rất lớn ở khía cạnh quản lý sự phát triển xã hội.
Như vậy, qua việc tìm hiểu chức năng của pháp luật thì chúng ta nắm rõ Pháp luật gồm có 03 chức năng cơ bản đó là: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục. Ở mỗi chức năng thì lại được thể hiện một cách khác nhau.
Đặc điểm của áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều bước khác nhau, bắt đầu từ việc phân tích, đánh giá sự việc xảy ra trên thực tế, lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đến việc ra văn bản áp dụng và tổ chức thực hiện văn bản áp dụng đã ban hành. Trong đó, việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp đối với trường hợp cần áp dụng là bước rất quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Một trong những yêu cầu của việc lựa chọn quy phạm pháp luật đó là: xác định quy phạm được lựa chọn là quy phạm đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác
Đặc điểm của áp dụng pháp luật ở nước ta
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước
– Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước; tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể
Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt; cụ thể đối với các quan hệ xã hội.
Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo
Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung; khái quát; song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng; phong phú và phức tạp. Do vậy; muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình; đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo; tư duy logic trên cơ sở quy định pháp luật của người áp dụng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu đơn xin cắt hộ khẩu mới nhất
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Pháp luật không có chức năng nào dưới đây?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các chủ thể có thẩm quyền (cơ quan nhà nước; nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền) ban hành trên cơ sở pháp luật, theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể trong những trường hợp cụ thể.
Cơ sở ban hành văn bản áp dụng pháp luật thông thường thì thường dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ra quyết định hoặc thường dựa vào tối thiểu với một văn bản quy phạm pháp luật. Cần lưu ý rằng đối với văn bản áp dụng pháp luật thì đây được xác định là không phải nguồn của luật.
Thông thường mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật lại có một quy trình riêng phù hợp với tính chất, vị trí, vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một loại văn bản quy phạm pháp luật riêng như luật khác pháp lệnh, pháp lệnh khác nghị định của Chính phủ, khác thông tư của các bộ, ngành…
.