Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về công tác quyết toán ngân sách nhà nước. Thể hiện khá rõ sự phân cấp của Chính phủ; và sự cố gắng làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan; trong từng khâu lập, xét duyệt, thẩm định, phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế trong thực tế.
Ngân sách nhà nước luôn là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm. Để có những hiểu biết nhất định về Pháp luật hiện hành về quyết toán ngân sách nhà nước ở Việt Nam; quy định như thế nào? Áp dụng ra sao? Để giải đáp những thắc mắc đó thì; Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Thực trạng pháp luật hiện hành về quyết toán ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 vẫn quy định nhiệm vụ lập quyết toán ngân sách nhà nước là của đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và các cơ quan tài chính. Đồng thời, quy định về lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Quy định về Lập quyết toán ngân sách nhà nước
Khoản 8 Điều 65 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về nguyên tắc lập báo cáo QTNSNN.
Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 137/2017/TT-BTC quy định vè trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách khi lập báo cao
hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách cũng đc quy định tại Luật NSNN 2015. cụ thể theo K7 Điều 18 đó là Hành vi trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật
Với những quy định này thể hiện Nhà nước ta có phần coi trọng hơn công tác quyết toán trong toàn bộ chu trình ngân sách nhà nước ngay từ khâu lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Cụ thể tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 137/. Quy định thời hạn nộp báo cáo quyết toán như trên sẽ tạo điều kiện để các đơn vị, cơ quan thực hiện tốt hơn nhiệm vụ lập báo cáo quyết toán. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động hơn trong việc điều hành ngân sách địa phương.
Quy định về Phê duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
Về việc phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước:
Khoản 1 Điều 66 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định; khá cụ thể về nội dung xét duyệt quyết toán. Đồng thời, theo Khoản 3 Điều 66 Luật ngân sách; nhà nước, quy định về quyền của đơn vị dự toán cấp trên khi khi xét duyệt quyết toán của đơn vị; dự toán cấp dưới. Dù đã làm rõ hơn về nội dung xét duyệt, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền; trong thời gian xét duyệt nhưng trong điều kiện hoàn cảnh của nước ta hiện nay, ngân sách; nhà nước còn hạn hẹp, lực lượng , trình độ đội ngũ kiểm toán nhà nước còn yếu thì những quy định; trên khó làm tốt trên thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc phê duyệt báo cáo quyết toán tiếp tục chỉ là “ hình thức”.
Về việc thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
Khoản 4 Điều 67 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định; về quyền của cơ quan tài chính khi thẩm định quyết toán. Việc giao cơ quan tài chính thẩm định; quyết toán ngân sách nhà nước được một số nhà tài chính cho là một bước đổi mới đáng kể; của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và nó tiếp tục đc Luật NSNN 2015 kế thừa. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là “biến tướng” của nhiệm vụ xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hiện nay, nhưng lại tránh; cho cơ quan tài chính mọi trách nhiệm trong khi lại có khá nhiều quyền.
Tóm lại, cả hai khâu phê duyệt và thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; đều làm cho công tác quyết toán ngân sách nhà nước trở nên phức tạp; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tài chính, kiểm toán nhà nước, và; các đơn vị dự toán chồng chéo, trùng lắp và hậu quả là khi báo cáo quyết toán có sai sót; sẽ rất khó quy trách nhiệm cho cơ quan nào.
Chính vì vậy, cần nghiên cứu để tiến tới bỏ khâu xét duyệt; và khâu thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; và bên cạnh việc tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị; thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách, phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan; tài chính, đơn vị dự toán cấp trên trong công tác kiểm tra chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách.
Quy định về Kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước
Để đảm bảo tính đúng đắn, trung thực của số liệu quyết toán ngân sách nhà nước, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.
Tại Khoản 3 Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019; có quy định về quyền của kiểm toán Theo đó sẽ tạo điều kiện; tăng cường phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với cơ quan tài chính, cơ quan bảo vệ pháp luật; thuận lợi cho công tác kiểm toán, giảm chồng chéo trong công tác kiêm tra báo cáo quyết toán ngân sách; nhà nước. Tuy nhiên thì hiện nay vẫn còn hạn chế số lượng quy chế quy định về cơ chế phối hợp; nên kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng còn gặp khó khăn trong việc triển khai. Đây là điểm cần đươc chú trọng và bổ sung.
Cũng tại Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, cụ thể là tại Khoản 4 Điều 11; còn quy định 1 quyền khác của Kiểm toán nhà. Theo quy định này, sẽ nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đối với kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước. Đề cao vai trò cơ quan Kiểm toán nhà nước cũng như tầm quan trọng của công tác này.
Như vậy, bên cạnh ưu điểm ta có thể thấy; Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019; và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn điểm hạn chế làm khó khăn; cho cơ quan Kiểm toán nhà nước khi thi hành nhiệm vụ.
Quy định về Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 vẫn giữ quy định Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc vẫn sẽ tồn tại việc trùng lập, chồng chéo trong việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Luật ngân sách nhà nước năm 2015, nghị định 163/2016/NĐ-CP; còn quy định về việc phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể; một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với đặc điểm của địa phương theo nguyên tắc; được quy định tại Điều 17 Nghị định 163/2016/NĐ-CP. Điều này thể hiện sự phân cấp khá mạnh; cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động; trong việc quản lý ngân sách, chủ động điều tiết chi tiêu phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn hạn chế những văn bản quy định cụ thể; về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với thực tế hoàn cảnh đất nước.
Tóm lại, bên cạnh việc quy định rõ ràng thẩm quyền phê duyệt, thời hạn; phê duyệt cũng như thể hiện khá rõ sự phân cấp trong hoạt động; quyết toán ngân sách nhà nước thì pháp luật hiện hành vẫn chưa khắc phục được; hết những tồn đọng khi áp dụng vào thực tế.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Pháp luật hiện hành về quyết toán ngân sách nhà nước ở Việt Nam ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; ngừng kinh doanh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về thời hạn Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác cổng hợp quyết toán, công tác kiểm tra và công tác thẩm tra các báo cáo về ngân sách thì nên giãn thời gian phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội, có thể là chậm nhất sau hai năm.
Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm được quy định và cũng đã thể hiện sự phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị dự toán cấp I trong nhiệm vụ này. Cụ thể tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 137/. Quy định thời hạn nộp báo cáo quyết toán như trên sẽ tạo điều kiện để các đơn vị, cơ quan thực hiện tốt hơn nhiệm vụ lập báo cáo quyết toán. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động hơn trong việc điều hành ngân sách địa phương.
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
Báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu – chi các nguồn khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.