Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi thấy rằng có nhiều trận đấu bóng đá trên các sân vận động ở nước ta mà cổ động viên thường xuyên có hành động đốt pháo sáng trên khán đài, sau đó họ ném cả pháo sáng đó xuống sân. Tôi có thắc mắc rằng việc đốt pháo sáng có bị cấm không? Hay pháo sáng có bị cấm không? Và hành vi của các cổ động viên như vậy có bị xử phạt hay không? Nếu có thì mức xử phạt hiện nay là bao nhiêu? Mong được giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại thắc mắc nêu trên của bạn, bạn hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để nhận được câu trả lời nhé
Căn cứ pháp lý
Pháo sáng có bị cấm không?
Căn cứ quy định tại điều 5 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng pháo:
“ Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng
1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo ho.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.”
Dựa theo quy định trên thì hành vi đốt pháo sáng sẽ không bị cấm và được phép sử dụng. Tuy nhiên với hành vi đốt và ném pháo sáng xuống sân vận động có thể bị xử lý về hành vi gây mất trật tự công cộng.
Đốt pháo sáng trái quy định bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo trái phép là từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ (điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Trường hợp đốt pháo sáng trên sân vận động gây ảnh hưởng trật tự có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015.
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Những loại pháo nào được phép sử dụng?
Những năm gần đây xuất hiện nhiều loại pháo hoa, trong đó có những loại pháo hoa được phép sử dụng trong các dịp lễ, Tết, khai trương… Còn đối với các loại pháo hoa nổ thì việc sử dụng phải theo quy định của pháp luật. Pháo hoa được phép sử dụng là loại pháo gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không gây ra tiếng nổ. Còn loại “pháo hoa nổ” là loại pháo mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Pháo hoa nổ được xếp vào nhóm pháo nổ và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng. Việc sử dụng pháo hoa nổ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong những trường hợp đặc biệt.
Quy định sử dụng pháo hoa được đề cập tại khoản 1, Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Cụ thể: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Pháo hoa được phép sử dụng trong những dịp cá nhân là loại pháo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Vì vậy, theo các quy định trên thì vào dịp Tết, người dân được phép mua và đốt các loại pháo hoa chỉ có âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian mà không gây tiếng nổ, hay còn gọi chung là pháo hoa “không nổ”. Đối với loại “pháo hoa nổ” (là loại phát ra tiếng nổ) thì phải do cơ quan chức năng tổ chức sử dụng vào các dịp lễ lớn hoặc dịp Tết theo kế hoạch của Nhà nước. Nghiêm cấm việc tổ chức, cá nhân tự ý sản xuất, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ và pháo hoa nổ.
Việc người dân mua các loại không nổ để sử dụng cũng phải mua ở các địa điểm, cơ sở do nhà nước quy định. Theo đó, khoản 2, Điều 17, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Chế tài xử lý đối với hành vi sản xuất, mua bán và đốt pháo trái phép?
Tại Điều 5, Nghị định 137/2020 của Chính phủ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường…
Từ năm 2008 đã có Thông tư liên tịch số 06/2008 do Bộ Công an – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo, hành vi đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tùy từng tính chất, mức độ, hành vi, đối tượng phạm tội sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Nếu là hành vi “đốt pháo” tại nơi công cộng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015
Mời bạn xem thêm:
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 pháo sáng có bị cấm không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tìm hiểu về tư vấn pháp lý về vấn đề Đổi tên căn cước công dân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ tầm cao vào dịp Tết Nguyên đán do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
Pháo cứu hộ được dùng trong với mục đích cứu người bị nạn trên biển. Đây là thiết bị cứu sinh mà nhất định phải có trên các tàu, thuyền vận hành trên biển nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ người trên tàu. Pháo cứu sinh ngoài được dùng cho tàu bè đi biển nhưng hiện giờ nó còn được dùng để cổ vũ bóng đá, chụp ảnh.
Pháo sáng đám cưới là các loại pháo sáng được dùng trong cưới hỏi như: pháo điện 3m, pháo điện 9m1s, pháo xoay, pháo hỏa tiễn, pháo tên lửa, giàn pháo sáng 25 quả