Xin chào Luật sư. Em có một người bạn hiện nay đang muốn chuyển sang kinh doanh mua bán pháo khói, tất cả mọi người có khuyên ngăn bởi cho rằng đây là loại hàng hoá không được tự do kinh doanh, sử dụng, tuy nhiên người bạn này không nghe. Em có thắc mắc rằng pháo khói có bị cấm không? Em còn thấy rằng mọi người người hay sử dụng pháo khói để cổ vũ bóng đá, vậy không biết rằng nên cấm hay cho phép dùng pháo sáng, pháo khói cổ vũ bóng đá? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 08/2010/TT-BCA
Pháo khói có bị cấm không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì “pháo khói (hay bom khói- Bomb smoke)” không phải là một loại hàng hóa bị cấm hay hạn chế sử dụng. Còn về việc mua bán pháo khói, pháp luật có quy định sau:
Tại Điều 5 Nghị định số 36/2009 NĐ-CP có quy định các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng gồm có:
“1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.”
Pháo khói được xếp vào loại “các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ”, do đó, pháo khói là loại sản phẩm được phép sử dụng theo quy định, là loại sản phẩm được phép mua bán.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2010/TT-BCA thì việc quản lý pháo khói được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.
Tuy nhiên, nếu bán pháo khói thì cũng cần tuân thủ các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định pháp luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Tóm lại, trong trường hợp này bạn được phép mua bán pháo khói vì pháo khói không thuộc loại pháo bị cấm, tuy nhiên, trong quá trình mua bán cũng cần đảm bảo các điều kiện về an toàn vì đây là sản phẩm dễ cháy để tránh ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.
Các loại pháo CĐV thường mang vào SVĐ
Nhiều loại pháo sáng, pháo khói được CĐV sử dụng trên khắp thế giới, trong đó phổ biến nhất là pháo sáng loại chuẩn, pháo sáng dành cho hải quân và pháo khói thông thường. Ở Việt Nam, những nhóm CĐV quá khích thường sử dụng pháo sáng loại chuẩn.
– Pháo sáng loại chuẩn: Giá ~ 120.000 đồng, cháy trong 60 giây. Nhiệt độ cực đại 1600 độ C. Có thể gây cháy quần áo trong vài giây, gây bỏng cấp độ 4 vào cơ hoặc xương.
– Pháo sáng của hải quân: Giá ~ 150.000 đồng, cháy trong 90 giây. Nhiệt độ cực đại 2200 độ C, đủ làm tan chảy thép, không thể bị dập tắt bởi nước thông thường.
– Pháo khói: Giá ~ 120.000 đồng, phát ra một lượng khói lớn, tạo thành bởi các hóa chất độc cao. Nếu hít vào nhiều lần sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến hô hấp.
Những tai nạn thương tâm vì pháo sáng
Mới đây, một nhóm CĐV được cho là của đội khách Hải Phòng ném pháo sáng xuống sân Hàng Đẫy. Chưa có ai bị thương nhưng hành động này không thể không lên án. Ở Việt Nam, chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào bị thương bởi pháo sáng trong trận đấu bóng đá. Thế nhưng, trên thế giới, có không ít những tai nạn vô cùng đáng tiếc vì pháo sáng.
4 trường hợp sau đây có thể khiến những người từng thích đốt pháo sáng trong sân nên suy nghĩ lại về hành động của mình.
Năm 1992, Guillem Lazaro (13 tuổi), người Tây Ban Nha, qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ ngay trước ngực tại 1 SVĐ ở Barcelona.
Năm 1993, ông John Hill (67 tuổi) qua đời sau khi bị trúng một quả pháo sáng dùng trong hải quân ở trận Xứ Wales gặp Romania. Hai người đàn ông sau đó đã thừa nhận tội giết người và bị bắt giam.
Năm 2013, một cậu bé 14 tuổi qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ trong trận đấu của đội Corinthians.
Năm 2015, thủ môn Igor Akinfeev của Nga bị ném pháo sáng vào đầu trong trận đấu giữa Montenegro và Nga.
Nên cấm hay cho phép dùng pháo sáng, pháo khói cổ vũ bóng đá?
Đó là câu hỏi còn gây tranh luận nhiều trong môn thể thao vua. 4 quốc gia đã có những thử nghiệm để các trận đấu bóng đá “chung sống” hòa hợp với pháo sáng là Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạnh và Mỹ.
Đối với Mỹ, họ thử nghiệm những khu vực dành riêng cho đốt pháo sáng giống như phân chia phòng cho những người hút thuốc. Thành phố Orlando, Portland Timbers và New York Reb Bulls là 3 đội bóng ở giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) cho phép cổ động viên sử dụng pháo khói với mức độ vừa phải.
Ở Thụy Điển, những người làm bóng đá nêu cao khẩu hiệu “Chúng ta hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này”.
Mats Enquist, Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Thụy Điển chia sẻ: “Những rủi ro tiềm tàng của pháo sáng không ngăn cản các CĐV sử dụng chúng. Tìm ra một giải pháp hợp lý là điều nên làm dù thực tế chứng minh đó là thách thức thật sự”.
Họ cho phép người hâm mộ sử dụng pháo hoa thay vì pháo sáng. Bên cạnh đó, Thụy Điển sẽ không phạt các CLB bóng đá nếu người hâm mộ của họ sử dụng pháo hoa an toàn, quản lý được tầm ảnh hưởng của pháo hoa. Các CLB chỉ bị phạt khi vượt quá phạm vi kiểm soát. Điều này mang đến thay đổi đáng kể đối với quan hệ giữa CĐV, CLB với nhà chức trách.
BTC các sân bị phạt vì nhóm người được cho là CĐV đất cảng đốt pháo sáng
– Tháng 10/2017, BTC sân Cẩm Phả nhận án phạt 20 triệu đồng ở vòng 23 V.League.
– Tháng 10/2017, BTC sân Thanh Hóa bị phạt 20 triệu đồng ở vòng 20 V.League
– Tháng 6/2017, Ban kỷ luật VFF đưa ra án phạt cấm CĐV Hải Phòng tới sân khách cổ vũ kể từ vòng 15 V.League 2017. Án kỷ luật được đưa ra sau khi CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng, ném pháo sáng xuống sân trong trận đấu giữa Hà Nội FC gặp Hải Phòng FC tại SVĐ QG Mỹ Đình.
– Tháng 1/2017, BTC sân Lạch Tray nhận án phạt 20 triệu đồng ở vòng 1 V.League
– Tháng 8/2016, BTC sân 19/8 Nha Trang bị phạt 15 triệu đồng ở vòng 21 V.League
– Tháng 8/2016, BTC sân Lạch Tray nhận án phạt 30 triệu đồng ở vòng 20 V.League.
– Tháng 5/2016, BTC sân Hàng Đẫy nhận án phạt 15 triệu đồng ở vòng 9 V.League.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi đốt pháo theo Nghị định 144
- Buôn bán pháo nổ từ 10kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?
- Bao nhiêu kg pháo khởi tố?
Khuyến nghị
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 pháo khói có bị cấm không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Những quả “pháo hoa” đầu tiên (có lẽ mang tên “pháo thăng thiên”), rất khác xa với pháo hoa được nhân loại hình dung hiện nay, rất có thể đã được sáng chế từ thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên tại Trung Quốc cổ đại, phục vụ những nghi thức trừ tà trong các lễ hội tôn giáo.
Mỗi máy bay sẽ được trang bị nhiều hộp chứa đạn pháo sáng. Khi phát hiện tên lửa tầm nhiệt của đối phương, pháo sáng sẽ được phóng ra. Tên lửa tầm nhiệt tự động lần theo nguồn phát nhiệt, thường là động cơ của máy bay. Pháo sáng mồi bẫy phát ra nhiệt lượng lớn làm cảm biến hồng ngoại trên đầu dò tên lửa bị đánh lừa và lao tới, giúp máy bay thoát hiểm.
1) Cứu hộ hàng hải, cứu hộ cho cuộc gọi SOS
2) Được trang bị tại bè bè để tuân thủ quy định của SOLAS
3) Cổ động, cổ vũ bóng đá