Mỗi khi có đám cưới, tiệc khai trương, các bữa tiệc lễ hội thì thông thường chúng ta thường gặp cảnh người dân sẽ sử dụng loại pháo không có tiếng nổ, loại pháo được sử dụng ở đây chính là pháo điện. Đây là loại pháo phổ biến và thường xuyên được sử dụng, vậy nên hiện nay có rất nhiều chỗ có rao bán loại pháo điện này. Vậy pháp luật quy định về loại pháo điện này như thế nào?, “Pháo điện có bị cấm không”?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông tin chi tiết về các vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi thường thấy khi đám cưới hay tại các hội diễn văn nghệ thì người ta thường hay có một loại pháo thấp và không gây tiếng nổ, tôi có hỏi thì người ta bảo đây là pháo điện. Tôi có một thắc mắc là Nhà nước hiện nay quy định chỉ được sử dụng các loại pháo do Bộ Quốc phòng sản xuất, vậy thì loại pháo điện này có bị cấm không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Pháo điện là gì?
Pháo điện là loại pháo có thể được vận hành thông qua điều khiển từ xa sau khi được kết nối với nguồn điện. Giống như thiết bị chiếu sáng, loại pháo này tạo ra âm thanh và hiệu ứng ánh sáng giống như pháo thông thường mà không thực sự “nổ”. Mọi thứ được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử.
Một số loại pháo điện còn được trang bị đèn LED và điều khiển từ xa tích hợp nhiều chức năng khác nhau, cho phép người dùng có thể lựa chọn âm thanh và hiệu ứng ánh sáng pháo nổ theo sở thích cá nhân. Loại pháo điện này có thể sử dụng nhiều lần.
Hiện nay, pháo điện có ba loại gồm:
- Pháo điện có mùi, có khói (loại sử dụng 1 lần).
- Pháo điện không mùi, không khói (loại sử dụng 1 lần).
- Pháo điện sử dụng đèn LED (loại sử dụng nhiều lần).
Pháo điện lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, sau đó nó xuất hiện tại thị trường Việt Nam cách đây vài năm và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và Hà Nội, nơi chỉ số chất lượng không khí (AQI) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lưu lượng xe cộ tham gia giao thông đông đúc, pháo điện trở thành một sự lựa chọn của nhiều gia đình. Tuỳ thuộc vào chức năng và kích thước, giá bán của pháo điện sẽ khác nhau.
Đối với các loại pháo điện sử dụng nguồn điện để kích cháy, mỗi cây pháo sẽ được nối trước với dây điện. Tuỳ theo kích thước và loại pháo điện, người dùng có thể sử dụng pin, nguồn điện từ 12V đến 36V hoặc điện 220V để kích cháy. Thông thường, pháo điện không cần phân biệt cực âm hay cực dương khi kết nối với nguồn điện. Sau khi kích điện thành công, pháo sẽ tự phụt ra tạo hiệu ứng và âm thanh tương tự như pháo nổ thông thường.
Mặt khác, các pháo điện dùng đèn LED được trang bị mạch điện phức tạp hơn để điều khiển các bóng LED và hiệu ứng âm thanh. Loại pháo này thường được kết nối trực tiếp với nguồn điện 220V trong gia đình và tạo hiệu ứng ánh sáng bằng cách kết hợp nhiều đèn LED lại với nhau. Người dùng có thể sử dụng điều khiển để điều khiển hiệu ứng ánh sáng và âm thanh để tạo ra trải nghiệm tương tự như pháo nổ thông thường.
Nói chung, pháo điện không hoàn toàn thân thiện với môi trường. Chỉ có loại pháo điện sử dụng đèn LED mới có thể được coi là không gây ô nhiễm vì bạn có thể sử dụng nó nhiều lần. Đối với các loại pháo điện khác, chúng có nhiều sự tương đồng về cấu tạo bên trong so với pháo thông thường và chỉ khác biệt ở mặt kích nổ bằng dòng điện thay vì lửa.
Pháo điện được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian thì gọi là pháo nổ. Theo quy định trích tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Pháo điện có bị cấm không?
Pháo điện hay còn gọi là pháo sáng sân khấu, pháo hỏa thuật được sử dụng nhiều để tạo hiệu ứng trên sân khấu được kích hoạt bằng pin, bình ắc quy hoặc nguồn điện 220V. Bên trong pháo có liều phóng, bên ngoài được quấn một lớp giấy dày khoảng 0,5cm, ngoài cùng là lớp giấy hoa in tiếng Trung quốc. Để kích hoạt viên pháo, có một đầu dây điện đôi nhỏ để đấu nguồn pin kích cháy.
Pháo điện có nhiều loại, loại phát ra tia sáng có 1 màu giá bán dao động từ 20.000 – 30.000đ/ống tùy điểm bán, loại phát ra tia sáng 2 màu có giá dao động từ 30.000 – 40.000đ/ống, cả 2 loại pháo này đều có dạng ống kích thước dài khoảng 12cm, đường kính khoảng 4cm; loại pháo còn lại dạng hộp hình tam giác có giá dao động từ 90.000 – 100.000đ/hộp. Cả 3 loại pháo đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Mặc dù cả 3 loại pháo này đều in chữ Trung Quốc và không có nhãn phụ tiếng Việt nhưng nhiều người bán ở khu vực quận 5 vẫn quảng cáo đây là hàng do Việt Nam sản xuất để trấn an người mua.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP như sau:
Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Như vậy, pháo điện mà không gây nên tiếng nổ thì sẽ không bị cấm.
Thực trạng mua bán và sử dụng pháo điện hiện nay
Thời gian gần đây, loại pháo điện được bán nhiều do nhu cầu sử dụng cao của người dân cho các sự kiện, đám cưới, sinh nhật… Pháo điện có hình dáng và tiếng nổ như pháo thật, đang được đăng bán công khai trên mạng xã hội, các trang kinh doanh điện tử…
Chỉ cần gõ từ mua bán pháo điện trên google đã có 9,96 triệu kết quả trong 0,63 giây với rất nhiều giới thiệu “Pháo điện giá rẻ nhất”, “Pháo Bông điện đám cưới” rồi “Pháo điện pháo hoa đám cưới”… Phóng viên liên lạc với một cửa hàng trực tuyến trên mạng xã hội, qua trao đổi, người bán cho hay, pháo điện có khá nhiều loại, tương ứng với mức tiền khác nhau. Loại nhỏ, không có thiết bị điều khiển từ xa giá chỉ 50.000 đồng/chùm. Loại lớn có điều khiển cầm tay, giá từ 600.000-800.000 đồng/chùm. Cũng có loại lên tới 1,2 triệu đồng đến 2 triệu đồng/chùm.
Theo quảng cáo của người bán hàng, loại pháo này có tiếng nổ như thật nên có nhiều người mua vì vừa thoả mãn nhu cầu đốt pháo, vừa không vi phạm pháp luật. Pháo điện mỗi chùm thường có 18 viên.
Cũng theo giới thiệu của người bán, pháo điện được phân làm hai loại: Có mùi, có khói và loại không mùi không khói. Giá của mỗi loại này chênh nhau khoảng 10.000 đồng/viên. Tuy nhiên, nếu người mua nhiều thì sẽ được giảm giá. Ngoài giá bán, người này cho hay, mỗi một loại pháo điện đều có hướng dẫn sử dụng.
Khi hỏi về xuất xứ, người bán trả lời thẳng đều có nguồn gốc từ nước ngoài, được thẩm lậu qua đường tiểu ngạch, mang vào các thị trường nội địa của Việt Nam. Cũng chính vì vậy, giá cả của các loại pháo cũng khác biệt nhau rất lớn.
Tiêu hủy pháo thuốc pháo như thế nào?
– Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, làm mất hoàn toàn tính năng, tác dụng, không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu, phải tuân thủ đúng quy trình, quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt phương án gồm: Thời gian, địa điểm, phương pháp, cách thức tiêu hủy, thành phần Hội đồng tham gia tiêu hủy, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình tiêu hủy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Địa điểm tiêu hủy phải biệt lập, cách xa nơi dân cư, công trình công cộng và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
Phương pháp tiêu hủy
– Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu không chịu nước thì phải tháo bỏ hộp, giấy bảo quản, sau đó ngâm vào nước cho đến khi vỏ và thành phẩm tách rời nhau. Tiến hành vớt các vật liệu bằng giấy, bìa, cặn không tan trong nước để riêng, đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; đối với nước có chứa hóa chất còn lại phải chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
– Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu chịu nước thì phải tháo bỏ tách riêng phần vỏ và thuốc pháo. Đối với vỏ thì tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; thuốc pháo phải ngâm vào nước cho đến khi thuốc pháo ngậm đủ nước làm mất tính năng nổ, cặn không tan đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
– Đối với thuốc pháo thực hiện như tiêu hủy thuốc pháo.
Trình tự, thủ tục tiêu hủy
– Sau khi có quyết định tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp huyện trở lên phải thành lập Hội đồng tiêu hủy và xây dựng phương án tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy bao gồm: Đại diện cơ quan tiêu hủy là Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan kỹ thuật chuyên ngành và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Phương án tiêu hủy phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường;
– Sau khi tiêu hủy, phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường, bảo đảm tất cả pháo tiêu hủy đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng. Kết quả tiêu hủy phải được lập thành biên bản, có xác nhận của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
Trường hợp pháo, thuốc pháo do các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất còn tồn đọng, hư hỏng, hết hạn sử dụng thì người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp tổ chức thực hiện tiêu hủy pháo, thuốc pháo theo quy trình tại địa điểm được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt. Sau khi tiêu hủy phải báo cáo kết quả về cơ quan Quân sự, cơ quan Công an trực tiếp quản lý, cấp giấy phép.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Pháo điện có bị cấm không” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý như thành lập công ty giá rẻ… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định bán pháo Bộ Quốc phòng như thế nào?
- Pháo hoa Bộ Quốc phòng có được sử dụng không?
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Người sử dụng pháo bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP .
Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng” tại Điều 318 BLHS: Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Việc quản lý, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
b) Kho cất giữ, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện và bảo vệ môi trường theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Kho cất giữ, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải có nội quy, quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có phương án bảo vệ, bố trí lực lượng bảo vệ và tổ chức canh gác 24/24 giờ; kiểm tra, kiểm soát điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy đối với người, phương tiện ra, vào và làm việc trong khu vực kho; có biển cấm, biển báo, chỉ dẫn các quy định liên quan đến công tác an toàn, phòng chống cháy, nổ;
niêm yết quy trình sắp xếp, bảo quản, xuất, nhập; kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương án bảo đảm an ninh, trật tự và kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
2. Đối với pháo, thuốc pháo thu giữ từ các vụ án, vụ việc và cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp phải quản lý, bảo quản chặt chẽ theo quy định của pháp luật; kho cất giữ phải bảo đảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Quá trình bốc xếp, vận chuyển, bảo quản pháo, thuốc pháo tránh va chạm mạnh, tránh xa các nguồn nhiệt, điện; tuyệt đối cấm lửa hoặc các vật dụng có thể gây ra lửa, tia lửa.
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định và bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
– Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
– Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
– Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
– Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.